Các xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả và bán lậu nhiều, phần lớn là Atlat Địa lý, sách tiếng Anh, CD nghe nhìn.
Tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu" ngày 20/6, ông Lê Thành Anh, Phó tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đánh giá tình trạng làm giả, tàng trữ, tiêu thụ xuất bản phẩm giả có xu hướng ngày càng tăng cả về phạm vi, quy mô. Từ năm 2010 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành.
Những xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là Atlat địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục. Ngoài ra, các bản sách điện tử (ebooks) của sách giáo khoa, sách tiếng Anh cũng bị phát tán tràn lan trên Internet, với đủ các định dạng, phiên bản, nguồn gốc. "Xuất bản phẩm giáo dục giả, lậu được bán công khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ ở khắp nơi, thậm chí còn được bán trong nhà trường", ông Thành Anh nói.
|
Sách Mỹ thuật giả (trái) có màu sắc sai lệch so với sách thật (phải). Ảnh: Hiền Thương |
Theo lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản phẩm giả do sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức. Xuất bản phẩm giáo dục giả chất lượng giấy in thấp, in bị mờ, không đảm bảo quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt là thị lực.
Khi sử dụng sách giáo dục giả, học sinh sẽ không truy cập và sử dụng được các giá trị, tư liệu, tiện ích bổ sung do mã code của thẻ cào giả bị chặn truy cập trang dữ liệu online. Ngoài ra, việc sử dụng xuất bản phẩm giáo dục giả vi phạm pháp luật ngay trong nhà trường, nơi hàng ngày đào tạo thế hệ trẻ, sẽ ảnh hưởng xấu đến nhận thức, ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật về lâu dài.
Ông Thành Anh khẳng định hệ lụy từ những xuất bản phẩm lậu, giả rất rõ ràng, nhưng việc phòng, chống hiện chưa mang lại nhiều hiệu quả, chế tài xử lý tập thể, cá nhân vi phạm chưa đủ. Theo luật, các hành vi in, tàng trữ, phát hành, nhân bản xuất bản phẩm lậu bị phạt từ 20 đến 200 triệu đồng trong khi lợi nhuận từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu là hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
|
Các khách mời chia sẻ tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu". Ảnh: Hiền Thương |
Không chỉ các xuất bản phẩm giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị làm giả mà nhiều nhà xuất bản nổi tiếng khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. Thái Hà Books bị làm lậu khoảng 150 đầu sách, trong đó nhiều nhất là các cuốn như 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu, Chiến thắng con quỷ trong bạn hay Nuôi con không phải là cuộc chiến.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Cục phó Xuất bản - In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), đánh giá hoạt động in lậu, in giả hay in nối bản trái phép diễn ra ngày càng phức tạp. Ví dụ, có cuốn sách được đối tượng cầm đầu tổ chức in lậu bằng phương pháp photocopy, chỉ bìa sách là được in offset. Với những máy photocopy hiện đại, có tốc độ từ 130 đến 160 tờ/phút (khoảng 10.000 tờ/giờ), máy có thể in được số lượng lớn sách lậu trong một đêm. Có khi ruột sách được in một nơi, bìa sách một nơi và gia công hoàn thiện lại ở nơi khác.
"Dù công tác phòng, chống in lậu được triển khai quyết liệt, thu được kết quả nhất định, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương gặp không ít khó khăn", ông Bảo nói và hy vọng toàn xã hội chung tay để ngăn chặn hành vi này.
|
Sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Ảnh: Hiền Thương |
Ông Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, cho rằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề phòng chống in lậu xuất bản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
"Việc loại trừ các hành vi in, phát hành xuất bản phẩm lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và toàn xã hội", ông Gareth Ward nói.
Dương Tâm (
Các xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả và bán lậu nhiều, phần lớn là Atlat Địa lý, sách tiếng Anh, CD nghe nhìn.
Tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu" ngày 20/6, ông Lê Thành Anh, Phó tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đánh giá tình trạng làm giả, tàng trữ, tiêu thụ xuất bản phẩm giả có xu hướng ngày càng tăng cả về phạm vi, quy mô. Từ năm 2010 đến nay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành.
Những xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là Atlat địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục. Ngoài ra, các bản sách điện tử (ebooks) của sách giáo khoa, sách tiếng Anh cũng bị phát tán tràn lan trên Internet, với đủ các định dạng, phiên bản, nguồn gốc. "Xuất bản phẩm giáo dục giả, lậu được bán công khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ ở khắp nơi, thậm chí còn được bán trong nhà trường", ông Thành Anh nói.
|
Sách Mỹ thuật giả (trái) có màu sắc sai lệch so với sách thật (phải). Ảnh: Hiền Thương |
Theo lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản phẩm giả do sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức. Xuất bản phẩm giáo dục giả chất lượng giấy in thấp, in bị mờ, không đảm bảo quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt là thị lực.
Khi sử dụng sách giáo dục giả, học sinh sẽ không truy cập và sử dụng được các giá trị, tư liệu, tiện ích bổ sung do mã code của thẻ cào giả bị chặn truy cập trang dữ liệu online. Ngoài ra, việc sử dụng xuất bản phẩm giáo dục giả vi phạm pháp luật ngay trong nhà trường, nơi hàng ngày đào tạo thế hệ trẻ, sẽ ảnh hưởng xấu đến nhận thức, ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật về lâu dài.
Ông Thành Anh khẳng định hệ lụy từ những xuất bản phẩm lậu, giả rất rõ ràng, nhưng việc phòng, chống hiện chưa mang lại nhiều hiệu quả, chế tài xử lý tập thể, cá nhân vi phạm chưa đủ. Theo luật, các hành vi in, tàng trữ, phát hành, nhân bản xuất bản phẩm lậu bị phạt từ 20 đến 200 triệu đồng trong khi lợi nhuận từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu là hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
|
Các khách mời chia sẻ tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu". Ảnh: Hiền Thương |
Không chỉ các xuất bản phẩm giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị làm giả mà nhiều nhà xuất bản nổi tiếng khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. Thái Hà Books bị làm lậu khoảng 150 đầu sách, trong đó nhiều nhất là các cuốn như 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu, Chiến thắng con quỷ trong bạn hay Nuôi con không phải là cuộc chiến.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Cục phó Xuất bản - In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), đánh giá hoạt động in lậu, in giả hay in nối bản trái phép diễn ra ngày càng phức tạp. Ví dụ, có cuốn sách được đối tượng cầm đầu tổ chức in lậu bằng phương pháp photocopy, chỉ bìa sách là được in offset. Với những máy photocopy hiện đại, có tốc độ từ 130 đến 160 tờ/phút (khoảng 10.000 tờ/giờ), máy có thể in được số lượng lớn sách lậu trong một đêm. Có khi ruột sách được in một nơi, bìa sách một nơi và gia công hoàn thiện lại ở nơi khác.
"Dù công tác phòng, chống in lậu được triển khai quyết liệt, thu được kết quả nhất định, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương gặp không ít khó khăn", ông Bảo nói và hy vọng toàn xã hội chung tay để ngăn chặn hành vi này.
|
Sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Ảnh: Hiền Thương |
Ông Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, cho rằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề phòng chống in lậu xuất bản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
"Việc loại trừ các hành vi in, phát hành xuất bản phẩm lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và toàn xã hội", ông Gareth Ward nói.
Dương Tâm (Vnexpress.net)
Viết bình luận