• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Vấn tóc

Mã sản phẩm: SP1551

Những “ê-tuýt” văn chương Những truyện ngắn của Ngọc Cầm Dương như những bài tập nghiên cứu, những “ê-tuýt” (étude) văn chương mà cô đang làm trên hành trình vào nghề văn. Truyện kiểu liêu trai, truyện kiểu đồng thoại, truyện kiểu ngụ ngôn, truyện kiểu hiện...
15.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Những “ê-tuýt” văn chương

 

Những truyện ngắn của Ngọc Cầm Dương như những bài tập nghiên cứu, những “ê-tuýt” (étude) văn chương mà cô đang làm trên hành trình vào nghề văn. Truyện kiểu liêu trai, truyện kiểu đồng thoại, truyện kiểu ngụ ngôn, truyện kiểu hiện đại, truyện giả cổ, truyện xưa tích cũ, truyện trong truyện. Dài thì vài ba trang, năm sáu trang. Ngắn thì chỉ nửa trang. Nghĩa là tác giả rất tự do thoải mái trong cách viết, tuy ở mỗi truyện đều thấy có sự dụng công k::132:: lưỡng khi viết. Đọc cô vậy là đi theo cô tò mò khám phá tâm hồn của thế hệ 8x chất chứa rất nhiều băn khoăn, nghi hoặc nhưng cũng rất háo hức, say sưa trước những điều chưa biết hoặc đang biết; cùng cô tò mò thử nghiệm các cách viết truyện, cấu tạo truyện, dựng truyện để xem chúng đưa lại cảm giác nghệ thuật đạt nhất ở đâu. Cảm giác rõ nhất là tác giả, giống như các bạn đồng trang lứa đang hăm hở mạnh bạo tự tin bước vào văn chương, muốn tạo một cái viết khác cho phù hợp với thời mình sống. Lấy như truyện làm tên chung cả tập, Vấn tóc: đó là một đoạn đối thoại gồm hai câu, câu một là của cô gái kể về lời dạy của mẹ về cách để tóc, chải tóc, vấn tóc như một bộ phận thiết yếu của đức hạnh con gái phụ nữ đàn bà, câu hai là lời một người (chắc hẳn đàn ông) sau khi nghe chuyện cô gái kể và chỉ một từ “chị ấy” xuất hiện trong lời này thôi nội dung của truyện đã bộc lộ, từ đó người đọc hiểu được ý nghĩa đức hạnh truyền thống bị thử thách, bị bỏ qua trong thời hiện đại thế nào.

Xuyên suốt tập truyện là phận đàn bà, là những nỗi niềm tình yêu, chỉ khác ở cách soi chiếu nó qua cách nhìn và cách kể của nữ tác giả còn trong độ tuổi hai mươi sống ở thế kỷ hai mốt. Hơn một lần cô viết là đàn bà không có gì ngoài quá khứ. Nhưng cô không cho phép mình và các nhân vật của mình chấp nhận điều đó. Cô là người của hiện tại, sống bằng hiện tại, tình yêu giao phối truyền đời luôn là hiện tại. Như con thuyền của ba chị em trên dòng sông ấy: “Nước sông trôi, thuyền xuôi. Con thuyền và dòng sông vĩnh viễn chẳng bao giờ thay đổi. Trên bờ dọc bến sông, ở bất kỳ đâu người ta cũng thấy được con thuyền gỗ lung linh thắp đèn sáng thâu đêm. Một thế giới bí mật, một thế giới không có quá khứ, tương lai, một thế giới không có chờ đợi, không có nuối tiếc và khát khao, một thế giới vượt qua dòng chảy thời gian và không thuộc về con người. Và trong cuộc đấu tranh chống hai con quái vật quá khứ, tương lai, người ta vẫn nhìn ra sông để thấy con thuyền gỗ sáng lung linh, con thuyền dập dềnh theo dòng thời gian và con người.” Sự sống là ở những người đàn bà. Thiên tính nữ bảo đảm cho sự sinh sôi nảy nở của vũ trụ và vạn vật. Như bông anh thảo muộn “đẹp rực rỡ đến ma quái” dưới ánh trăng là cần thiết cho khu vườn.

Tôi thích những truyện Nước biển Venice mặn, Vấn tóc, Người hùng,  Cam. Đọc truyện Ngọc Cầm Dương thấy có chất thơ, thấy có thơ, hình như thế là hợp với mạch truyện thường khi lan man ngẫu hứng, đến mức đan xen cả các đại từ nhân xưng trong truyện khiến người đọc phải tưởng tượng, phải tìm kiếm và kết nối những mạch ngầm mạch nổi, mạch có mạch không để hiểu truyện, hiểu ý tưởng tác giả gửi gắm. Những “ê-tuýt” văn chương này vì thế đang vẫn tiếp tục. Ngọc Cầm Dương hình như học được nhiều ở văn chương hiện đại thế giới, và cô đang muốn biến những cái đã đọc đã học thành cái của mình. Cô là dịch giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nhà giả kim của nhà văn Brazil Paulo Coelho từ tiếng Đức, một bản dịch khá. Có lẽ tôi dẫn lại đây truyện Vấn tóc cao ngắn nhất trong tập để kết lại bài giới thiệu này như một niềm thấp thỏm mong chờ từ những “ê-tuýt” đầu tay của Ngọc Cầm Dương.

Nữ thị thường ngày vấn tóc cao cho vẻ con nhà đài các. Một người thấy lạ bèn gọi là Vấn tóc cao. Sau được dăm hôm ai ai cũng gọi nàng là Vấn tóc cao. Họ Nữ từ ấy quen dần mà cũng tự xưng là Vấn tóc cao. Họ Mã mới đến không biết chuyện ấy nên chỉ tự hỏi: “Họ Nữ vấn tóc cao hay tóc cao vấn họ Nữ?”

Người biết nêu câu hỏi là người biết trả lời.

Phạm Xuân Nguyên


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng