• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Tử vi - Môn khoa học vận số đời người

Mã sản phẩm: SP271

Tìm hiểu về “số phận” con người là mối quan tâm lớn nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, nhưng tiếp cận được nó là một điều vô cùng khó khăn.  Trên đại lược thì sự sung sướng hay khổ cực của con người phụ...
250.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Tìm hiểu về “số phận” con người là mối quan tâm lớn nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, nhưng tiếp cận được nó là một điều vô cùng khó khăn.

 Trên đại lược thì sự sung sướng hay khổ cực của con người phụ thuộc hầu như chủ yếu vào nền kinh tế và sự phát triển quyền con người của từng xã hội.Tuy nhiên, nền dân chủ đi đôi với dân quyền ở một số nước ngày nay đã phát triển rất cao- như các nước Bắc Âu-nhưng không phải số phận từng công dân nước đó đều hoàn toàn giống nhau.Đời sống vật chất đầy đủ, không còn phải lo ăn, lo mặc, lo nơi ở như các xã hội còn nghèo đói, quyền con người đã được xác lập, không những được tự do về hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mà cả quyền tự do trong ngôn luận, trong phát biểu chính kiến của mình.Họ có quyền phê phán đến ông Thủ tướng, ông Tổng thống đương nhiệm, nhưng  “số phận” con người thì vẫn diễn ra khác nhau, thời nay chẳng khác gì thời xưa mấy, có khi còn rõ nét và ác liệt hơn nhiều : tai nạn thảm khốc như máy bay rơi, tàu hoả đâm nhau hay tàu thuỷ bị đắm…, rồi nạn khủng bố gây chết chóc cho hàng chục, có khi hàng trăm người vô tội, nạ lở đất, núi lửa, tan băng, các thiên tai bất ngờ…vẫn là những điều đáng sợ đối với những số phận bất kỳ.Rồi đến những tệ nạn do chính con người gây ra với  nhau như trộm cắp, cướp giật…, thù hằn, bắn giết nhau bừa bãi, bị đầu độc do thực phẩm, do hoá chất… cho đến nạn ly dị vợ chồng với hàng trăm lý do khác nhau vẫn tồn tại trong mọi xã hội. Không thiếu kẻ giàu sang bị chết oan, cũng không thiếu các tỉ phú phải tự tử hay bị tù tội, không thiếu người quyền thế bị sa cơ lỡ bước….

 Vấn đề “vận số’ con người hầu như vẫn tồn tại khắp nơi tuy diễn ra trên một bình diện mới.Vì vậy mà người dân bình thường ở mọi xã hội đều quan tâm đến vấn đề này.

Ở các nước phương Đông – nơi xuất xứ của nhiều dòng tư tưởng và hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới (kể cả đạo Thiên Chúa thịnh hành ở phương Tây cũng xuất phát từ Trung Đông)-vốn có truền thống nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề “vận số” con người từ rất xa xưa, đã để lại nhiều học thuyết rất có giá trị và sâu sắc.Những học thuyết này vốn đều do các học giả cổ soạn ra, phần nhiều được “bí truyền” trong những dòng họ có học vấn cao, nên khi chúng âm thầm lan ra trong dân chúng-đại bộ phận là mù chữ thời xưa-thì nó lẫ lộn rất nhiều điều “mê tín-dị đoan”, nhất là khi những môn nghiên cứu khó khăn này lại trở thành nghề “ bói toán” để kiếm sống của một số người.

 

Vì vậy mà ở các quốc gia chậm tiến đang bước vào con đường tiến bộ theo phương Tây, nhiều người coi các môn học này là “mê tín dị đoan” và loại bỏ, không khuyến khích tìm tòi, có thời gian lại bị phỉ báng, cấm đoán đối với tất cả những người nghiên cứu có trình độ.

 Ngày nay, trước xu hướng “ hội nhập toàn cầu”, việc nghiên cứu để giữ lấy những gì thuộc về “bản sắc dân tộc” được đặt ra, không những để tự bảo vệ mình khỏi sự “lai căng” mà còn là để đóng góp một phần gọi là  “tinh hoa” của mỗi dân tộc vào nền văn hoá chung của nhân loại.Do đó mà việc nghiên cứu lại nhiều vấn đề trong kho tàng văn hoá cổ Á Đông được nhiều người chú ý, trong đó có nhiều môn có giá trị lớn về cả mặt tư tưởng lẫn thực tế như Triết học Dịch cổ, triết học của Phật giáo, của Lão Trang, của Khổng Mạnh mà cả những tư tưởng về chính trị như Tổ chức xã hội, Quân sự…Về văn hoá có nhiều môn học có giá trị lớn như khoa Đạo đức học cổ, khoa Lịch toán can chi cùng các phương pháp dự báo, trong đó có những môn nghiên cứu về “ Vận số nhân văn”.Tử Vi là một phương pháp được rất nhiều người quan tâm trong môn dự báo này.Nó đã tồn tại với thời gian qua hàng ngàn năm, trải qua bao nhiêu lần bị “đánh phá” và “phỉ báng” để ngày nay lại được nhiều nhà nghiên cứu có trình độ chú ý và toả sáng trở lại,ắt nó phải mang trong lòng những giá trị “trường tồn” mà chúng ta không thể bỏ qua.Vì vậy,việc nghiên cưú lại nó là cần thiết, để khỏi lãng phí một kho tàng tri thức đáng quý của cổ nhân.Đi đôi với việc kế thừa những tinh hoa của người xưa, việc nghiên cứu đồng thời là sự loại bỏ hữu hiệu nhất những gì là “ mê tín” lẫn lộn đã tồn tại lâu dài che lấp phần tinh hoa của các học thuyết cổ.

 TỬ VI-MÔN KHOA HỌC VẬN SỐ ĐỜI NGƯỜI của Giáo sư.Tiến sĩ Khoa học Hoàng Tuấn- Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Á Đông là một cuốn cẩm nang quý dành cho những nhà nghiên cứu hay những ai quan tâm và muốn tìm hiểu đến lĩnh vực Vận Số Nhân Văn Cổ.

 Cuốn sách do Tổng công ty sách Việt Nam (SAVINA)  phát hành độc quyền tại Trung tâm sách Việt Nam, 44 Tràng Tiền-Hà Nội và các hiệu sách trên toàn quốc.

 Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

 

 Sơ lược về Khoa Tử Vi (trích cuốn sách Tử Vi-Môn khoa học vận số đời người của Giáo sư Hoàng Tuấn)

Tư tưởng Triết học Dịch cổ Á Đông đã khai sinh ra nền lịch toán Can Chi nổi tiếng, có tính chất dự báo cao về quy luật tuần hoàn của Vũ Trụ. Do đó mà Dịch học và lịch Can Chi cũng là cơ sở của nhiều môn học về  sự "thịnh- suy"  tuần hoàn của xã hội .

Riêng môn "Mệnh Số Nhân văn" là môn học khó khăn cũng được nhiều học giả quan tâm. Nó đã phát triển thành các hướng:

** Mệnh số theo phép Kỳ Môn Độn Giáp;

** Mệnh số theo phép Thái Ât;

** Mệnh số theo độn Lục Nhâm;

** Mệnh số theo phép Hà-Lạc;

** Cuối cùng là môn Mệnh số theo Tử Vi. Môn này có tính bao quát nhiều vấn đề và thâu tóm được nhiều mối quan hệ nhân sinh trong đời sống con người nên có độ chính xác và tin cậy cao hơn. Vì vậy mà được rất nhiều học giả xưa cũng như nay chú ý.

*

Tử Vi vốn xuất phát từ môn Chiêm Tinh học Ấn Độ cổ xưa, được truyền sang các nước Đông Nam á như Việt Nam, Tây Tạng và Trung Quốc. Tài liệu ít ỏi xưa đã thất truyền, tuy môn này vẫn được lưu giữ trong số ít các gia đình có học vấn xưa. Người đầu tiên viết thành sách chữ Hán về Tử Vi- tuy sơ sài- làán môn này- tuy sơ sài- là Hán về Tử Vi làHán học giả Trần Đoàn (871- 989)- một nhà tu hành suốt đời ở ẩn trên núi Hoa Sơn (TQ) để nghiên cứu về Triết học Dịch cổ, sau khi bị hỏng thi - soạn ra đầu tiên từ thời nhà Tống. Do tiếng tăm về học vấn và tài xem số mệnh của ông được lan truyền, nên Tống Thái Tổ cho mời ông ra giúp nước. Năm đó cũng là năm ông xuống núi trở về kinh đô và đã dâng cho Tống Thái Tổ cuốn "Số Tử Vi" do ông soạn, để nhà vua xem mà biết cách dùng người.

Tử Vi được viết thành sách từ đó. Trước thời Trần Đoàn chỉ là môn được các quan Thái Bốc xưa nghiên cứu và bí truyền, ít ai biết và chỉ được lưu truyền trong các dòng họ có học vấn cao, nhưng chắc chắn nó còn rất sơ sài và chưa hình thành lý luận rõ rệt. Cuốn sách của Trần Đoàn viết là tài liệu cổ đầu tiên còn lại, cũng rất sơ sài, không đi sâu vào lý thuyết cơ bản, mà nội dung chủ yếu là cách "an những bộ sao của từng lá số", và những bảng Tử Vi mẫu của một số nhân vật trong lịch sử để làm mẫu, cùng những lá số đại diện cho từng hạng người trong xã hội, từ người có học vấn và địa vị cao đến nhà tu hành, từ số bậc công khanh đến người dân thường, từ người giàu sang hay kẻ nghèo hèn, từ đứa trẻ yểu mệnh đến người già bách niên, từ kẻ côn đồ đến người góa phụ v. v.., để người đọc tham khảo và tự giải đoán lấy. Các sách đều không hề nói rõ về nội dung lý thuyết và cơ sở lý luận của môn này, chỉ biết rõ là các lá số trên đều âp dụng quan niệm về "âm dưong - ngũ hành" của Dịch học và Hệ Can Chi của lịch toán cổ, để tính Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh. Do tên tuổi vốn nổi tiếng về học vấn uyên thâm của Trần Đoàn- người đầu tiên viết thành sách- nên môn Tử Vi được gắn với tên ông. Nhiều người còn cho ông là người sáng lập ra môn này. Chung quanh vấn đề Tử Vi của Trần Đoàn còn tồn tại nhiều câu chuyện "hoang đường" về tài "tiên tri" của ông, không đáng tin .

* Ngày nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thì môn Tử Vi đã có từ rất lâu đời trước thời Trần Đoàn. Theo các học giả đời Thanh sau này, làm việc trong "Tứ Khố Toàn Thư", đã soạn lần đầu tiên bộ "Tử Vi Đại Toàn" dâng lên vua Càn Long vào năm 41 (tức năm 1776), thì: "Khoa Tử Vi được hình thành từ đời Đông Tấn, khoảng niên hiệu Vĩnh Hưng nguyên niên (năm 304 sau CN), tuy chưa hình thành lý luận rõ ràng". Mãi đến gần 600 năm sau Trần Đoàn mới viết thành sách và dâng lên Tống Thái Tổ vào năm 963 (sau CN) với hy vọng để ông biết cách mà dùng người. Một số nhà nghiên cứu về Phật học và văn hóa cổ nhiều nước khác ở á Đông cho rằng: nguồn gốc của khoa Tử Vi bắt nguồn từ thời cổ đại ấn Độ, do cấc nhà Chiêm tinh nổi danh xưa nghiên cứu đầu tiên. Dần dần môn này tách khỏi khoa Chiêm Tinh và được các nhà Dịch học cổ của cả TQ lẫn ấn Độ nghiên cứu cùng với lịch toán. Môn Tử Vi này tồn tại dưới danh nghĩa "Xem Sao để đoán vận mệnh con người" rất thịnh hành ở ấn Độ. Từ đó được truyền rộng sang Việt Nam, Trung Quốc và Tây Tạng, theo con đường cùng Phật giáo. Ngày nay cả ba nước này đều tồn tại môn Tử Vi, tuy có khác nhau nhưng đều có chung một nguồn gốc. Có nhà nghiên cứu cho là Tử Vi đã tồn tại ở TQ. từ thời Đông Tấn, khoảng năm Vĩnh Hưng nguyên niên (năm 304 sau Công Nguyên), dưới hình thức đơn giản là "xem Sao để doán Mệnh con người". Dựa theo kinh nghiệm, môn này phát triển dần và được bí truyền trong các đời quan Thái Bốc, là chức quan chuyên việc bói toán (dự báo cổ) cho nhà vua. Nó lan dần sang số ít các gia đình quan chức cao cấp có học vấn cao, còn dân chúng ít người biết. Ngay các bộ sách lịch sử lớn của TQ, trong phần văn hóa đều không ghi chép về môn Tử Vi (Trừ bộ Tử Vi Đại toàn đời Thanh sau này đã nói ở trên).

Như vậy là môn Tử Vi đã có từ gần 2000 năm trước. Nếu kể từ thời Trần Đoàn đến nay thì cũng đã trên 1000 năm. Chắc chắn nó sẽ còn tồn tại lâu dài với con người và ngày càng phát triển. Lý do: vận số con người là mối quan tâm cơ bản gắn liền với con người ở mọi thời đại, mọi xã hội. Con người còn tồn tại là còn mối quan tâm đó. Vì vậy mà đã trải qua bao lần bị đánh phá, phỉ báng, nó vẫn tồn tại đến ngày nay và ngày càng được các nhà nghiên cứu có tâm huyết làm sáng rõ.

* Đối với Việt Nam, chắc chắn nó cũng đã có từ lâu đời , đi đôi với việc truyền bá Đạo Phật rất sớm sang ta (trước cả TQ). Nhưng vì bị TQ đô hộ quá lâu, chữ viết riêng là chữ "Khoa Đẩu" xưa và sau này được cải tiến thành chữ "Việt Nho" (khác chữ Hán Nho), cũng đã bị  kẻ xâm lược và thống trị lâu dài xóa bỏ, các tài liệu cổ  bị đốt phá hoặc bị chuyển thành các sách "Hán Nho" . Đến thời độc lập tự chủ thì lại phải dùng chung chữ Hán Nho- vì việc khôi phục lại chữ viết cũ trải qua hàng ngàn năm bị xóa bỏ là một điều vô cùng khó khăn- nên tài liệu lịch sử ít ỏi thì chỉ ghi là Tử Vi được truyền sang ta từ thời nhà Trần, vào khoảng năm Nguyên Phong thứ 7 đời Trần Thái Tôn (năm 1257), nhưng nó vẫn là môn "bí truyền" trong các giòng họ có học vấn cao. Số ít học giẩ tinh thông môn này đã diễn giải một phần ra thành thơ phú như Lê Quý Đôn, Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm... Mãi đến thế kỷ XIX, sau khi chữ Quốc ngữ theo vần La Tinh được phổ biến và nghề in được thịnh hành ở nước ta, môn này mới được một số nhà nghiên cứu viết ra bằng chữ Quốc Ngữ. Từ đó dân chúng mới có tài liệu để tìm hiểu. Sang thế kỷ XX nhiều học giả Tân học tinh thông Hán học lại dịch môn Tử Vi từ các sách Hán Nho cũ và được xuất bản công khai- nhất là các sách TQ từ Hồng Kông truyền sang- làm cho môn Tử Vi càng được phổ biến rộng trong dân chúng Việt Nam. Có lẽ đúng là trong lịch sử xa xưa, Tử Vi từ ấn Độ dã cùng đạo Phật được truyền sang Việt Nam từ lâu đời, nên sau khi chữ quốc ngữ được phổ cập, từ đầu thế kỷ XX đến nay, môn Tử Vi ở Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ hơn cả ở TQ. Nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi đã xuất bản các sách lý giải có giá trị về Tử Vi- phần lớn là ở miền Nam Việt Nam- tuy rằng những sách đó đều nặng về sưu tầm các kinh nghiệm thực hành để giúp người đọc hiểu được nhiều vấn đề phức tạp trong việc giải đoán một lá số - chứ chưa có tài liệu nào lý giải một cách thấu đao về cơ sơ lý luận của Tử Vi cả. Một số sách tương đối có giá trị đã được xuất bản ở trong Nam vào nửa sau thế kỷ XX như các cuốn:

·        Tử Vi áo bí của Việt Viêm Tử- Lê Tư Vinh;

·         Giải đoán về Tử Vi của Nguyễn Mạnh Bảo ;

·        Tử Vi Hàm số của Nguyễn Phát Lộc;

·        Tử Vi Tổng hợp của Nguyễn Phát Lộc;

·        Tử Vi Đẩu số của Vân Đằng- Thái Thứ Lang;

·        Tử Vi khảo luận của Hoàng Thường và Hàm Chương;

·        Tử Vi vựng tập bình chú của Bùi Quang Nhuận (in tại Houston- Texas- Hoa Kỳ (không rõ năm in và nhà xuất bản);...

Còn nhiều cuốn khác ít có giá trị nghiên cứu không kể ra đây).

Trong các sách trên chỉ có cuốn của nhà nghiên cứu kiêm Kiến trúc sư Tây học, ông Nguyễn Mạnh Bảo là đã góp một phần vào việc lý giải cách "nạp âm" cho các năm của Trần Đoàn , còn các tài liệu khác đều là những bản tổng kết  về kinh nghiệm lý giải nhiều mặt các lá số. Thông qua các sách trên, ta nhận thấy: các tác giả đều giàu óc "tưởng tượng" mang màu sắc "linh cảm" rầt cần thiết trong nghề "bói toán", tuy nhiên chưa có tài liệu nào "dựa vào những bảng thống kê" để chứng minh những điều kết luận mình nêu ra là đúng đắn ! Cũng chưa thấy có tài liệu nào đi sâu vào phần lý luận cốt lõi của Tử Vi, dù ai cũng viết nó là kết quả của việc vận dụng Dịch học. Lý do có lẽ những người thực sự tinh thông Dịch cổ và Lịch Can Chi dưới ánh sáng của khoa học hiện đại còn quá ít. Vì vậy mà họ cũng không phân biệt được một cách có lý luận chặt chẽ một số điều "đúng sai" trong thực hành của Tử Vi. Ngay những vấn đề tuy sơ đẳng nhưng lại rất quan trọng, như: tại sao người sinh giờ Tý tháng Tý lại lấy cung Tý đế an Mệnh và Mệnh- Thân lại đồng cung tại Tý mà không phải là cung khác? Tại sao khi an Mệnh- Thân lại an ngược chiều nhau? Cũng như tại sao Tử Vi lại đồng cung với Thiên Phủ ở cung này mà không thể là cung khác ? Và còn nhiều điều chưa rõ tương tự, nhưng không được các nhà nghiên cứu trên giải thích. Phần nhiều họ chỉ thiên về đúc kết các kinh nghiệm lý giải nhưng không nói rõ được "tại sao" và cũng chưa dựa trên một thống kê chính xác nào để đánh giá những kinh nghiệm được nêu lên là đúng được bao nhiêu phần trăm!  Hơn nữa, hầu hết các sách trên đều chỉ nặng về phần giải đoán  bảng an sao của các lá số, giải về các "thế sao" theo kinh nghiệm được truyền lại, còn hầu như bỏ qua cả phần cơ sở của lá số là vị trí không gian theo "giờ sinh, tháng đẻ" của mỗi người (phần liên quan đến Dịch học và lịch Can Chi) . Vì vậy mà việc giải mã lá số chỉ được làm phần ngọn, còn phần gốc hầu như đều bị bỏ qua. Lý do chính c&o


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng