• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Tiết thanh minh

Mã sản phẩm: SP1556

Câu chuyện về những chuyến đến Việt Nam của nhà nghiên cứu, nhà báo nữ, người Mỹ ở giai đoạn đất nước còn "đóng cửa". Vừa là tự truyện vừa là tư liệu khoa học hấp dẫn, quyển sách giống như lời sám...
40.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Câu chuyện về những chuyến đến Việt Nam của nhà nghiên cứu, nhà báo nữ, người Mỹ ở giai đoạn đất nước còn "đóng cửa". Vừa là tự truyện vừa là tư liệu khoa học hấp dẫn, quyển sách giống như lời sám hối mãnh liệt nhất của một người Mỹ trước sức tàn phá mà chiến tranh gây ra ở Việt Nam.

Sau nhiều cuộc chiến tranh và nhất là cuộc chiến của Mỹ, đất nước Việt Nam hứng 72 triệu lít chất diệt cỏ, 13 tiệu tấn bom và những khu rừng nhiệt đới ở đây đã bị xáo trộn bởi những chiếc xe ủi lớn nhất thế giới. Hậu quả là tiêu diệt sinh thái, nguồn tài nguyên về người và thiên nhiên của Việt Nam bị phá hủy. Đó là động cơ thúc đẩy nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu môi trường Elizabeth Kemff đến với Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1985.

Đó là giai đoạn Việt Nam chỉ mới chuẩn bị mở cửa, chuyển mình. Khắp đất nước ngổn ngang nỗi đau của chiến tranh, đời sống khốn khó, phương tiện đi lại vất vả, nhiêu khê. Bằng nhiệt tình, say mê khoa học, tấm lòng chân thành và kiên trì, Elizabeth cùng các người bạn Việt của mình rong ruổi từ Bắc đến Nam. Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Tây Ninh, Củ Chi, Đồng Nai Cần Thơ, Minh Hải - Cà Mau, thăm thung lũng A Lưới... Đó là những địa danh mà Elizabeth Kemff, người nước ngoài hiếm hoi đầu tiên đặt chân đến kể từ sau khi Việt Nam độc lập vào năm 1975.  

Bà cũng hai lần đến làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ để thăm các bà mẹ, cháu bé bị nhiễm chất độc da cam và có cuộc gặp mặt cảm động với cặp song sinh nổi tiếng Việt - Đức. Bà cũng có dịp phỏng vấn đại tướng Võ Nguyên Giáp để tìm hiểu nỗ lực phủ xanh hệ sinh thái Việt Nam sau chiến tranh.

Cái nhìn lạ lẫm của một người nước ngoài; cảm giác lo sợ khi không dám khai quốc tịch Mỹ trong lần đầu đặt chân đến sân bay Việt Nam của Elizabeth dần nhường chỗ cho sự yêu quý, cảm phục con người, cảnh vật, lối sống của đất nước mà bà khát khao tìm hiểu. Chứng kiến tận mắt những gì chiến tranh gây ra, Elizabeth nhiều lần khẳng định trong quyển sách của mình, hậu quả của nó không chỉ gọi là nặng nề mà là một sự kinh khủng và tội ác.

Bên cạnh văn phong khoa học với những con số minh họa cụ thể, chi tiết và tài liệu phong phú, Elizabeth vận dụng một mạch văn giản dị, lối kể truyện và miêu tả sinh động, đan xen những triết lý sâu xa về lẽ sinh tồn của vạn vật. Cũng trong lần đến Việt Nam đầu tiên, trên đường đến rừng Cúc Phương, vì lý do sức khỏe, bà đã bị sảy thai. Tâm hồn nhạy cảm, giàu tình yêu thương của bà đã xem Việt Nam là một nơi quê hương ruột thịt. Sách có những đoạn miêu tả tinh tế cảm xúc của Elizabeth khi bà đến thăm ngôi chùa nhỏ trên đèo Hải Vân, hay những đêm ngủ trong rừng Cúc Phương nghe tiếng rừng thao thức, tiếng vượn hót giữa chốn bình minh thinh lặng.

Elizabeth Kemmf là nhà nghiên cứu môi trường, nhà báo, nhà nhiếp ảnh và là nhà văn, chủ bút báo WWF News của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, cộng tác viên thường xuyên của tờ International Herald Tribune, tạp chí Geo, New Scientist.

Bà còn là cố vấn của bộ phim Việt Nam sau khói lửa chiến tranh (Viet Nam after the fire) đã được chiếu ở Mỹ, Anh, Canada, Đan Mạch, Australia và nhiều nước khác. Phim Việt Nam, một đất nước không phải một cuộc chiến (Viet Nam a country not a war), cuốn phim về thiên nhiên của đài BBC. Bà sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng hiện sống ở Thụy Sĩ, là giảng viên về Quan hệ quốc tế và Báo chí tại ĐH Webster ở Geneva và đang làm luận án tiến sĩ. Bà cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu về Việt Nam tại Geneva.

Anh Vân


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng