• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Thổ Địa

Mã sản phẩm: SP1515

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong vòng 2 năm qua của nhà thơ Dương Kỳ Anh, sau "Xuyên Cẩm" vừa nhận Tặng thưởng đặc biệt của giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ IV. Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh đề tài...
35.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong vòng 2 năm qua của nhà thơ Dương Kỳ Anh, sau "Xuyên Cẩm" vừa nhận Tặng thưởng đặc biệt của giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ IV.

Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh đề tài đời sống nông thôn Việt Nam buổi giao thời với đầy rẫy những nhiễu nhương, trăn trở vốn có của nó. Nhà thơ Dương Kỳ Anh bộc bạch : “Tôi vốn rất tâm đắc về những miền quê mình đã sống. Tôi muốn viết về một nhân vật “Chí phèo” thời nay, đó là Thạch Văn Lài để từ đó nói về sự đổi mới”. Tác giả cẩn trọng nhấn mạnh “Những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này không có ý ám chỉ cụ thể bất kỳ ai, tôi “bịa” 100%”, tiểu thuyết mà”.

Nhà phê bình văn học trẻ Nguyễn Thanh Sơn, tuy mới chỉ được đọc trích đoạn “Thổ Địa” trên báo chí gần đây nhưng tỏ ra tâm đắc về một “giọng văn rất hoạt, một hình mẫu Nam Cao được đưa vào trong một bối cảnh hiện đại hơn”.

Còn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì tỏ ra “thú vị về cách kết cấu, bố cục ngắn gọn, dễ đọc” ở từng chương. Nguyễn Huy Thiệp nói : “ Khi xã hội phát triển, sự lạnh lùng của con người, của tổ chức xã hội… đã làm xuất hiện một cách viết tiểu thuyết mới. Cách viết tiểu thuyết kiểu cổ điển dường như đã không còn thuyết phục bạn đọc. Tôi đã có dịp qua nhiều nước như Pháp, Mỹ… cũng nhận thấy điều này. Dường như Dương Kỳ Anh đã tiếp cận tới cách viết hiện đại đó”.

Tiểu thuyết Thổ Địa xoay quanh nhân vật Thạch Văn Lài, một chàng chọc tiết lợn thuê vừa trở thành trọc phú do môi giới đất đai cùng hàng trăm nhân vật đã tạo nên một câu chuyện ngụ ngôn mới, đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn.

>> Trích đoạn "Thổ Địa" : Con anh, con tôi

Quả thực, lật qua những chương hết sức ngắn gọn, tiêu đề ấn tượng và súc tích, hẳn bạn đọc sẽ không thấy mệt và có cảm giác “Thổ Địa” đã bắt kịp được nhịp sống thời đại với nhiều vấn đề còn nguyên tính thời sự nóng bỏng của nó.

Nhà văn Lê Minh Khuê, người chịu trách nhiệm biên tập “Thổ Địa” tâm sự : “Lần đầu tiên nhận bản thảo của Dương Kỳ Anh, tôi đọc với cảm xúc thực sự chia sẻ với anh về một thời bao cấp. Tôi nói, “anh viết tiếp đi” vì chỉ có những người làm báo như anh mới có điều kiện biết được nhiều điều”.

Tác giả, nhà thơ Dương Kỳ Anh phát biểu tại buổi ra mắt tiểu thuyết Thổ Địa. Ảnh : Phạm Yên.

Nhà văn Lê Minh Khuê tỏ ra tâm đắc ý tứ sâu xa của “Thổ Địa” : Người ta sinh ra dưới bầu trời này, mỗi người có một khả năng, có người luôn đứng đầu, có người rất trí tuệ và có cả những người kém cỏi… Nhưng trong đám đông ấy, hầu hết đều không xuất sắc, đều phải đi theo, làm theo một ai đó. Nếu trong một xã hội trật tự, văn minh thì anh ta (nhân vật Thạch Văn Lài, vốn xuất thân từ nghề chuyên chọc tiết lợn - PV) chỉ có mỗi con đường đi theo và làm theo những người giỏi thực sự. Nhưng trong cái sự láo nháo của xã hội, anh ta vốn chẳng có giá trị gì cả song lại chi phối được tất cả…”.

Lê Minh Khuê cho biết, chị tiếc rằng, hình mẫu nhân vật Thạch Văn Lài nếu đi đến tận cùng được thì sẽ rất hay, các nhà văn có thể tiếp tục đào sâu hơn nữa để viết tiếp về đề tài này.

Trả lời câu hỏi của Nguyễn Thanh Sơn, “Nhân vật Thạch Văn Lài có đáng bị phê phán không ?”, tác giả nhà thơ Dương Kỳ Anh cho biết : Con người là con người, có cái hay và cái dở của nó. Thạch Văn Lài cũng có cái hồn nhiên, trong trẻo, đáng yêu, có cái đáng phê phán. Nhân vật của tôi như cuộc đời vốn có của nó. Anh ta vốn sinh ra ở quê, trong sáng, “nhân chi sơ tính bản thiện” thôi, nhưng do cơ chế, do cuộc sống đã biến Thạch Văn Lài trở thành một con người quái đản. Cũng như phúc – họa của con người là có thật, ác – thiện cũng vậy, con người đều tham gia vào cả.

Không chỉ nhà văn Lê Minh Khuê xúc động và tâm đắc những trang viết về một thời báo cấp của Dương Kỳ Anh, Nhà báo Giáng Hương (báo Văn Nghệ) nhận xét ngắn gọn : “Đọc Thổ Địa có cảm giác giống như đi xem Triển lãm thời bao cấp vậy”.

Việt Linh


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng