• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Phấn Hương

Mã sản phẩm: SP397

Những truyện ngắn Ngọc Giao viết trước năm 1945 một số đã được nhà văn tuyển in, trong đó Phấn Hương và Cô gái làng Sơn Hạ là hai tập đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ những người viết thành danh trước 1945, tựa như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
59.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Những truyện ngắn Ngọc Giao viết trước năm 1945 một số đã được nhà văn tuyển in, trong đó Phấn HươngCô gái làng Sơn Hạ là hai tập đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ những người viết thành danh trước 1945, tựa như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài.. Thế nhưng cái tên Ngọc Giao bỗng bị quên lãng từ sau 1954 cho đến cuối thập niên 80. Sáng tác của Ngọc Giao bị xếp vào ô lãng mạn trong ba dòng văn học làm nên gương mặt công khai của văn học Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945. Mà nói lãng mạn là nói thái độ thoát ly hoặc quay lưng với hiện thực cơ bản của đất nước; là nói những chuyện đời nằm ngoài nỗi khổ lớn của dân tộc là mất nước, và nỗi khổ lớn của nhân dân trong bần cùng hóa và lưu manh hóa... Đem những yêu cầu và nội dung đó đối chiếu với dòng lãng mạn gồm các tác gia cùng Tự lực văn đoàn và những cây bút chịu ảnh hưởng của họ, cùng Nguyễn Tuân, đứng riêng một chiếu, bên một số cây bút khác trong đó có Ngọc Giao thì quả là có sự trống thiếu đó. Nhưng cuộc sống trong rộng lớn và phong phú vô cùng của nó còn chứa đựng biết bao nội dung khác, và đặt ra biết bao yêu cầu khác.

Phải chờ đến thời Đổi mới, chúng ta mới thoát được cái nhìn chật hẹp và khe khắt này. Cũng phải đến lúc này thì Ngọc Giao mới trở lại được với bạn đọc trên một số sáng tác mới ở tuổi ngoài tám mươi, trong suốt thập niên 90 thế kỷ XX. Trong đó có Phấn hươngCô gái làng Sơn Hạ.

Tập truyện Phấn hương gồm 34 truyện như được chọn trong tập này, dựa trên Phấn hương, ấn hành năm 1939 có bổ sung thêm một số truyện khác, để cùng với Cô gái làng Sơn Hạ in năm 1942 (được NXB Văn học tái bản lần đầu với nhiều thay đổi vào năm 1989, và nay đang được bổ sung và biên soạn lại, để chuẩn bị xuất bản) làm nên gương mặt truyện ngắn Ngọc Giao trước 1945.

Với 34 truyện trong tập Phấn hương, thế giới nhân vật chính là con người của Hà Nội một thời, trong bối cảnh sống đơn điệu, tẻ nhạt đến vô vị; những thanh niên thiếu ý chí và lý tưởng nên rơi vào hư hỏng hoặc trụy lạc; những điền chủ kiêm quan lại với lối sống nửa tỉnh nửa quê; những kiếp sống cần lao nhục nhằn, vô vọng; những bi kịch gia đình với những ông chồng vô tích sự hoặc hư hỏng, những người vợ nhẫn nhục cam chịu để mong có một hạnh phúc ảo... Tất cả là một bức tranh đời với sắc xám nhờ hoặc u tối làm nên đặc trưng của cuộc sống mà việc đi tìm căn nguyên và giải pháp cho nó dường như nhà văn không có ý định đặt ra.

Việc in lại Phấn hương vào thời điểm này - thời điểm gần chẵn 100 năm ngày sinh Ngọc Giao (5/5/1911 - 8/7/1997) thấy nhiều trang viết của ông vẫn còn rất dồi dào tính thời sự. Một trăm năm đã qua, thế mà Ngọc Giao vẫn không lạc ra ngoài dòng sống, dòng cảm xúc, suy ngẫm của người hôm nay.

Và đây là một đoạn văn của Tết cô đầu, sau khi đặc tả khá tỉ mỉ cảnh áp Tết nơi một quán cô đầu - thực chất là một nhà săm - như trong Tối ba mươi của Thạch Lam :"Thôi thì không còn một câu khôi hài nào vô duyên hơn thế, không còn thiếu một cử chỉ nào tục tĩu hơn thế, vì ở đây là cái chiếu rượu cô đầu. Người ta có quyền nói chữ Thánh mà không cần quay lưỡi bảy lần, người ta có quyền văng tục trong khi ngâm một bài thơ hay nhất của tiền nhân, người ta có quyền ghé răng cắn đứt dây quần của một cô đầu khó tính rồi sáng mai lại nghiêm nghị giảng bài luân lý cho học trò nghe như thường". Chuyện diễn ra hơn 70 năm về trước mà cứ phảng phất như là chuyện hôm nay.

Sách được phát hành độc quyền tại 44 Tràng Tiền. Mời các bạn đón đọc


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng