• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Núi thần (Tập 1)

Mã sản phẩm: SP163

Núi thần (tiếng Anh The Magic Mountain, tiếng Đức Der Zauberberg) được coi là tiểu thuyết vĩ đại nhất của Thomas Mann, nhà văn lớn của nước Đức đầu thế kỷ 20, Nobel Văn học 1929. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng lớn...
199.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Núi thần (tiếng Anh The Magic Mountain, tiếng Đức Der Zauberberg) được coi là tiểu thuyết vĩ đại nhất của Thomas Mann, nhà văn lớn của nước Đức đầu thế kỷ 20, Nobel Văn học 1929. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng lớn nhất của văn học Đức thế kỷ 20.Núi thần là tác phẩm khiến GS Ngô Bảo Châu phải “đấu tranh” để có thể đưa vào tủ sách Cánh cửa mở rộng, và cũng là tác phẩm duy nhất khiến toàn bộ ban biên tập của NXB Trẻ phải họp để bàn xem có nên xuất bản hay không.

Trong Núi thần, nhân vật chính của cuốn sách là kỹ sư trẻ Hans Castorp, một chàng trai hơn 20 tuổi bình dị, còn “chưa bén rễ ăn sâu bám chắc vào cuộc đời”. Một ngày, trước khi bắt đầu sự nghiệp làm kỹ sư, Hans lên đường rời Hamburg (Đức) để đến Davos (Thụy Sĩ) – nơi mà ngoài đời thực là thành phố trên núi cao nhất châu Âu – thăm người anh họ Joachim đang nghỉ tại một viện điều dưỡng có tên là Sơn trang.

Hans dự định ở đó 3 tuần, không có ý định coi chuyến đi là một dịp đặc biệt, chỉ muốn đi chóng vánh cho xong để sớm quay lại với cuộc sống thường nhật ở đồng bằng mà anh vừa bỏ lại sau lưng. Nhưng dự tính đó không bao giờ trở thành sự thật. Vài chuyện xảy ra khiến Hans phải ở lại đó 7 năm, như GS Ngô Bảo Châu viết rất hình tượng là “suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết dày ngàn trang của Thomas Mann”. Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết tập hợp thành một cộng đồng nhỏ đại diện cho một châu Âu thu nhỏ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ đều là đối tượng để Hans soi chiếu quan điểm và ý thức hệ của anh, hay cũng chính là của Thomas Mann, về cuộc đời và thời cuộc: bệnh tật, cái chết, tình yêu, tuổi trẻ, vẻ đẹp, sự quyến rũ xác thịt. Vài nhân vật nam là hình tượng mô phỏng những nhân vật có thật ngoài đời: nhà thơ, nhà triết học, nhạc sĩ… thời đó.

Một trong những lý do khiến Hans ở lại là sự xuất hiện của Clawdia Chauchat, một phụ nữ người Nga, người gợi lên ở anh nhiều ham muốn. Đoạn đối đáp tán tỉnh nóng bỏng của cả hai ở cuối sách (tập 1) và lời tỏ tình của Hans dường như hé lộ một mối quan hệ sẽ được mô tả kỹ hơn ở tập 2.

Cốt truyện này khi nhắc đến ở những năm 2000 có thể khiến độc giả, đặc biệt là độc giả châu Á, liên tưởng đến những cuốn tiểu thuyết cũng rất dày của nhà văn Haruki Murakami. Mann và Murakami đều có cái tứ chung: nhân vật chính của họ là biểu tượng của những người trẻ rời bỏ cuộc sống thường ngày nhàm chán để tìm đến một thế giới nhỏ hơn, tách biệt với phần còn lại của thế giới rộng lớn, nơi nội tâm con người là thứ được quan tâm nhất.

Murakami đã sáng tạo ra nhiều nơi chốn “tận cùng thế giới”, còn Davos của Mann thì sao? Một địa danh trên núi có bầu không khí loãng và “đẹp mê hồn khi có tuyết” (theo lời tả của nhân vật Joachim trong Núi thần và cảnh tượng ngoài đời đúng là như vậy). Tờ The Times của Anh từng có bài báo mang cái tít: “Nếu ngày tận thế đã gần kề, còn nơi nào tuyệt hơn để đến thăm ngoài Davos?”.

Mann cũng là tác giả của tiểu thuyết ngắn Chết ở Venice (Death in Venice) cũng do dịch giả Nguyễn Hồng Vân dịch và được đưa vào tủ sách Cánh cửa mở rộng. Núi thầnChết ở Venice có thể coi là “anh em sinh đôi”, vì Mann viết 2 tác phẩm này gần như cùng thời kỳ.

Nội dung và tuyến nhân vật của 2 cuốn sách cũng có điểm tương đồng, hoặc đối xứng, về văn phong thì Núi thần tươi sáng hơn. Ở Núi thần, sự ham muốn nhục dục cũng được mô tả rõ ràng hơn. Ở cả 2 cuốn, Mann đều chọn một bối cảnh thật đẹp để kể một câu chuyện tình (“thành phố nước” Venice và “thành phố núi” Davos), hoặc hơn cả một câu chuyện tình.

Mark Twain từng nói một câu nghe khá mất hứng, nhưng tiếc thay lại đúng, rằng: “Sách kinh điển là thứ người ta ca ngợi nhưng không đọc”. Lại còn thế này nữa, sách kinh điển cũng là dạng sách mà nội dung cốt truyện đều hay được nhắc đến (Những người khốn khổ chẳng hạn), nên độc giả lại càng cảm thấy không cần đọc cũng được. Thomas Mann viết Núi thần từ năm 1912, đến năm 1924 mới xuất bản. Hơn một thập kỷ, và đọc cũng không cần phải vội vàng. Mất đến 1 năm là chuyện thường. Có thể, độc giả sẽ ít nhiều ái ngại khi bắt đầu đọc Núi thần vì sự đồ sộ của nó, nhưng khi đã đọc xong thì việc đọc lại cuốn sách, thưởng thức thứ văn tuyệt đẹp của Mann là cả một niềm hạnh phúc và một thú vui.

Như một độc giả đã viết trên trang Powell's Books: “Tôi sẽ đọc lại, hay nhất là vào cuối mùa thu, khi ở trên boong tàu, dưới ánh sáng mặt trời, khi làn gió se lạnh thổi qua. Sau khi đọc xong, tôi sẽ cho đi cuốn sách. Cuốn sách phải được chia sẻ giữa những người yêu có chung tình yêu với văn chương tuyệt vời”.

Vậy nên, nếu yêu một cuốn sách, đừng gán cho nó hai chữ “kinh điển”, hãy nói đó là một cuốn sách hay nên đọc, giản dị vậy thôi. (Theo Thể thao và Văn hóa cuối tuần).

Tổng công ty sách Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng