• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Những thói thường

Mã sản phẩm: SP1460

Mượn Lời   Cái nguy hại của bệnh mượn lời thật khôn lường. Kẻ bị mượn lời đôi khi “toi” một cách tức tưởi vì những câu nói Vô tình ngẫu hứng của...
31.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Mượn Lời

  Cái nguy hại của bệnh mượn lời

thật khôn lường. Kẻ bị mượn lời đôi khi

“toi” một cách tức tưởi vì những câu nói

Vô tình ngẫu hứng của mình.

Lời là quyền năng của mỗi người, mượn lời

tức là không đủ tự tin, bản lính để sử dụng

quyền năng ấy. Thế là hèn, không hèn thì

cũng là một dạng cơ hội.

       Lời chứa đựng, tâm linh của mỗi cá nhân là báu vật của mỗi cá nhân. Lời là chính danh. Vì thế từ xưa lời được giữ gìn ghê lắm, giữ cho mình, lại giữ cho cả thiên hạ. Thời này mượn lời đã trở thành một phương tiện tồn tại hữu hiệu nhất. Không gì lãi bằng mượn lời. Mượn lời thì thì cái lợi thuộc về kẻ mượn còn cái hại thuộc về kẻ bị mượn.

       Giờ ở bất cứ nơi đâu cũng gặp kiểu nói: ối dào tay khôi hôm nọ nó bảo cậu là kẻ bất tài ăn may, thế có láo không cơ chứ. Ông biết không, hôm kia cụ Vương cụ ấy bảo công ty mình có nhiều cái phức tạp quá, có lẽ phải tổ chức thanh tra xem thế nào. Con Hồng nói với tớ là cái minh nó chửi ấy rất ghê, ấy cũng nên cảnh giác một tí… Mượn lời chính xác đã nguy hại, mượn nhưng lại thêm dấm thêm ớt vào nữa thì càng nguy hại hơn. Tôi có quen một ông trạc tuổi bốn chin năm mươi, lẽ ra ở tuổi tri thiên mệnh ấy thì người ta được độc lập tự chủ cách tuyệt đối thế nhưng ông này lại toàn mượn lời. Khi khen người ta thì ông lại mượn lời của kẻ khác để khen, còn khi chê thì ông ấy cũng mượn lời người khác để chê. Góp ý phê bình một cái gì đó ông ta cũng trích lời người này kẻ nọ ra làm dẫn chứng. Một lần cơ quan họp tổ chức phê bình, góp ý cho lãnh đạo, mọi người đã phát biểu hết, tất nhiên là rụt rè chừng mực thôi vì chẳng ai dám vuốt râu hùm. Đến lượt mình, ông ta đứng lên hùng hồn nói:

       - Tôi chỉ xin ba câu thôi, đề nghị các đồng chí giải thích. Một là, có lần tôi nghe anh Hoàng nói ban giám đốc sử dụng điện thoại cá nhân mỗi người mỗi tháng hàng triệu đồng mà lại lấy của công để thanh toán, có đúng thế không? Hai là, anh Quỳnh đưa một lúc hai đứa cháu vào làm ở cơ quan và ký hợp đồng ngay, đấy là chị Thảo chị ấy nói với tôi như vậy, hỏi có đúng không? Ba là cô Bích không hề có bằng cấp gì, chuyên môn lại kém nhưng vừa rồi vẫn được tăng lương, không những thế theo lời chị Hảo thì cô ta còn chuyên mượn oai giám đốc để hù hoạ những chị em mới vào cơ quan, có đúng không?

        Sau ba câu hỏi của ông ta cả ban giám đốc đều sững lại còn những người bị ông ta mượn lời thì chết điếng, mặt cắt không còn giọt máu nào. Chị Hảo vội đứng lên thanh minh là mình có nói nhưng là nói trong bàn trà lúc vui chuyện chứ không đặt thành vấn đề chính thức. Những mũi tên đã rời khỏi cây cung thì khó lòng mà thu lại được. Nửa tháng sau thì Hảo phải tức tưởi làm đơn xin nghỉ hưu còn non anh Hoàng thì bị thuyên chuyển từ phó ban tài vụ xuống làm nhân viên hành chính bình thường, suốt ngày chỉ ngồi chơi xơi nước.

        Cái nguy hại của bệnh mượn lời thâth khôn lường. Kẻ bị mượn lời đôi khi “toi” một cách tức tưởi vì những câu nói vô tình ngẫu hứng của mình. Lời là quyền năng của mỗi người, mượn lời tức là không đủ tự tin, bản lĩnh để sử dụng quyền năng ấy. Thế là hèn, không hèn thì cũng là một dạng cơ hội.

        Mượn lời giống như con chim tu hú đẻ nhờ đồng thời lại giống như ăn cao lương mĩ vị thông qua miệng của người khác vậy.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng