• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Nhà quản lý-Anh là ai?

Mã sản phẩm: SP638

...Cái tôi quan tâm nhất trong cuốn sách này của Hoàng Linh là những câu, những dòng anh viết về nghề báo, cái nghề có lẽ sẽ đi theo anh tới cuối cuộc đời vinh quang có, tủi hờn cũng có. Trong topic “Nhà báo là...
49.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

...Cái tôi quan tâm nhất trong cuốn sách này của Hoàng Linh là những câu, những dòng anh viết về nghề báo, cái nghề có lẽ sẽ đi theo anh tới cuối cuộc đời vinh quang có, tủi hờn cũng có. Trong topic “Nhà báo là ai?”, anh viết: “Trong cuốn Từ điển tiếng Việt xuất bản mới nhất của Viện Ngôn ngữ học thì “nhà báo là người chuyên làm nghề viết báo”.

Không biết khái niệm như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với khái niệm của một nhà báo nổi tiếng trên thế giới mà tôi đã ngấm ngay nó và từng tế bào của cuộc đời mình: “Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”.

Thời gian càng trôi đi, tôi càng thấy thấm thía. Chẳng nói gì xa xôi về hình ảnh các nhà báo quốc tế đã từng mạo hiểm lăn lộn trên chiến trường khắp nơi trên thế giới, những người dũng cảm phanh phui những vụ bê bối tày trời của các đời Tổng thống Mỹ..., ngay những tháng gần đây, nhiều nhà báo Việt Nam đã gây chấn động công luận bởi những thiên phóng sự điều tra về nạn “cơm tù” trên đường quốc lộ; nạn mãi lộ của CSGT trên đường thủy, đường bộ; nạn “tiêu cực phí” ở hải quan các cửa khẩu...

Phát hiện và thông tin tất cả những “nỗi đau của nhân loại” ấy chính là công việc mà sứ mạng lịch sử đã bắt buộc các nhà báo phải đảm trách. Tôi cho rằng muốn phác họa tương đối chuẩn mực chân dung các nhà báo không hề dễ dàng chút nào. Có lúc anh ta là một nhà tư tưởng, có lúc là nhà ngoại giao, có lúc lại là một thám tử, rồi có lúc lại như một nghệ sĩ, một nhà văn hóa... Nghề nghiệp bắt buộc họ phải như vậy.

Thật khó lòng trở thành một nhà báo giỏi nếu thiếu một tư tưởng triết học sâu sắc mà câu nói nổi tiếng nêu trên chỉ là một ví dụ. Thử hỏi hàng chục nhà báo bị giết hại mỗi năm trên thế giới liệu có vô nghĩa cho những giá trị cao thượng của con người?

Vì động cơ nào mà nhiều phóng viên viết điều tra của chúng ta đã quên mình trong việc phanh phui những tệ nạn xã hội? Chắc chắn tiền bạc và danh vọng không phải là mối quan tâm cốt yếu của họ. Còn là nhà ngoại giao? Hiếm thấy nhà báo thành đạt nào lại thiếu tài ngoại giao. Điều cốt tử trong nghề làm báo là tư liệu, tư liệu sống và tư liệu quá khứ.

Tư liệu đó nằm rải rác khắp nơi trong đời sống con người. Vậy làm thế nào để có được những tư liệu đó nếu thiếu khả năng ngoại giao? Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, tư liệu quá khứ được con người xử lý, lưu trữ tốt hơn, nhà báo đỡ vất vả trong hoạt động nghiệp vụ nhưng chúng không thể thay thế được tư liệu sống. Cũng như bữa ăn thường ngày của con người không thể thiếu thức ăn tươi sống vậy.

Chất thám tử của mỗi nhà báo thường ít bộc lộ ra ngoài nhưng không thể thiếu. Thật nhợt nhạt và lạnh lẽo nếu trong một tác phẩm báo chí không xuất hiện những tình tiết khám phá. Muốn làm nhà thám tử không dễ dàng một chút nào. Anh phải có tính mạo hiểm, nhưng lại phải “lỳ đòn”, phải biết “kín mồm, kín miệng”, phải biết “phớt ăng lê” nhiều điều cám dỗ, rồi lại phải có phổ kiến thức rộng đủ phân tích đánh giá sự kiện...

Trần Thế Vinh


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng