Bị căm ghét hơn cả giới luật sư và bị nói xấu nhiều hơn cả những người bán hàng, Quan hệ Công chúng (Public Relations - PR) nói chung bị nhìn nhận là một lĩnh vực mà công chúng ít tin tưởng nhất.
Những vụ tai tiếng liên tục xảy ra trong giới doanh nghiệp đã tạo cơ hội để các phương tiện truyền thông đại chúng mô tả nhân viên PR như là những đối tượng thường xuyên tác động vào sự rủi ro của tổ chức. Do đó, các chuyên gia PR đôi lúc được nhắc đến như những kẻ giảo hoạt khi thao túng sự thật và có ý đồ lợi dụng “lưỡi gươm” công luận. Và điều này đã góp phần dẫn đến các thảm hoạ PR.
Những câu chuyện trong cuốn sách này được thu thập từ báo chí và từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin nhạy cảm được giữ kín trong một vài câu chuyện. Tuy nhihên, phần nào chúng cũng khắc họa lại những thảm họa PR nổi tiếng khiến cho hàng loạt các công ty danh tiếng phải lao đao.
Qua những câu chuyện về thảm họa PR - đôi khi bị thêu dệt ngoài tầm kiểm soát - những người phụ trách mảng truyền thông cho doanh nghiệp, nhà báo và các bên liên quan khác có thể học hỏi từ những cạm bẫy chung của PR và cả cách phòng tránh các cạm bẫy.
- "Nguyên Nhân Và Bài Học Từ Những Thất Bại PR Nổi Tiếng Thế Giới là cuốn sách hữu ích không chỉ đối với các nhà điều hành doanh nghiệp mà còn cho tất cả các sinh viên thuộc chuyên ngành quảng cáo, truyền thông. Gerry McCusker đã dẫn dắt chúng ta vào cuộc du ngoạn xuyên qua những thảm hoạ khác nhau trong lĩnh vực PR, qua đó giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo và rõ ràng từ bên trong về nguyên nhân cũng như hậu quả của các thảm hoạ này. Đặc biệt, "bài học kinh nghiệm" ở cuối câu chuyện là phần mà bất cứ nhà tư vấn PR nào cũng cần phải đọc." - Alan Capper, giáo sư Khoa Văn hoá và Truyền thông Đại học New York.
- "Chỉ cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế rằng nhiều người từng vướng vào những thảm họa tương tự, bạn sẽ hiểu tại sao tôi nói rằng đây là một cuốn sách hết sức cần thiết cho những người đang và sẽ làm việc trong ngành truyền thông ... Bí quyết nằm ở nội dung và hình thức trình bày của cuốn sách: mỗi câu chuyện được giới thiệu súc tích, cô đọng và kèm theo đó là bài học rút ra từ câu chuyện đó." - Giáo sư Tim traverse-Healy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực công chúng, Hoa Kỳ.
Mục lục:
Đại sứ nhãn hiệu - Con dao hai lưỡi.
Hoạt động tuyên truyền - Siêu xa lộ thông tin.
"Thảm cỏ nhân tạo" - Chiêu bài tung hoả mù của giới PR.
Thương hiệu Cola dậy sóng sau những tin đồn.
Tai tiếng xuất phát từ một ý tốt.
Chuyện lùm xùm từ một vụ đòi nợ.
Marcedes "Sập bẫy nai".
Thất bại vì quảng cáo sai sự thật.
Sai lầm đắt giá của Thủ tướng Ý.
Vụ "bom thư" tai tiếng của Volkswagen.
"Vi-rút" của sự bất cẩn.
Một ngôi sao phát thanh gây nhiều sóng gió.
Một trò hoạt náo ngoài ý muốn.
Lợi dụng thông tin PR vì mục đích cá nhân.
Tai họa từ cách ứng xử vô cảm.
Sai lầm nghiêm trọng khi cố tình che đây tin xấu.
Tiếp thị kiểu "du kích" của Vodafone - Tính gài hoá non.
PR - Nghề "nói dối".
Tự gây thương tích bằng "chính sách mở cửa".
Phóng đại sự thật - một thất bại khác của Coca-Cola.
Cái giá phải trả cho sự bịa đặt.
Sự ngớ ngẩn và tốn kém khổng lồ của McDonald's.
Cẩn thận khi gửi thư điện tử.
Lễ khai trương "ấn tượng".
Sự khiên cưỡng tai hoạ.
Hậu quả của những lời phát biểu "bốc đồng".
Cần phân loại đối tượng khách hàng.
Sự nhạy bén có thể chuyển bại thành thắng.
Nguỵ tạo xác nhận của người tiêu dùng.
...
Mời bạn đón đọc.