• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Mùa trôi trên quang gánh

Mã sản phẩm: SP143

Mùa trôi trên quang gánh của tác giả Hương Thị tuyển chọn nhưng tản văn đã đăng báo của cô. Trong sách, ngoài bài viết còn có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, đẹp mắt. Đúng với tên ấn phẩm, thời gian được khắc họa trong...
42.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Mùa trôi trên quang gánh của tác giả Hương Thị tuyển chọn nhưng tản văn đã đăng báo của cô. Trong sách, ngoài bài viết còn có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, đẹp mắt.

Đúng với tên ấn phẩm, thời gian được khắc họa trong từng tản văn với màu sắc dịu dàng, nhịp nhàng như đôi quang gánh trên vai người bà, người mẹ, người chị khắp mọi miền đất nước. Đôi quang gánh ấy chất chứa không gian hoài niệm, chất chứa tình cảm yêu thương đôi khi không nói được thành lời. Các bài viết như: Gánh hàng hoa, Ngỡ ngàng tháng Tư, Rét nàng Bân, Về ngang mùa gặt, Nhớ mùa xưa nước ngập, Tiếng rao trong lòng phố, Vườn xưa, Tết xưa thơ bé, Tết bắt đầu từ bếp... là lát cắt muôn màu sắc về cuộc sống, về nhịp đời xoay nhanh. Nhịp điệu ấy như hai đầu quang gánh, vừa có khi đưa người ta về phía trước, cũng có lúc dẫn người ta quay về lại miền ký ức.

Đọc bài Tết bắt đầu từ bếp, người ta thấy vui lây với niềm hạnh phúc vô bờ bến của lũ trẻ mong chờ Tết đến sau cả năm đói khổ. Đó là những ngày: "... chúng tôi được ăn thả phanh, ngủ thả cửa, chơi tha hồ, chẳng vui gì bằng vui Tết no đủ" (trích sách). Hay: "Tết chẳng những được nghỉ học, được ăn ngon, được chơi bời thỏa thích, Tết còn là lúc người lớn quanh năm ky kiệt và cau có bỗng chốc trở nên hào phóng, phát vốn cho những đứa trẻ với hy vọng năm sau làm ăn tốt hơn năm trước". Hoặc, một chút buồn khi thấy hương vị Tết ngày nay đã phôi pha: "Tết xưa kéo dài hơn Tết nay. Người ta đi chúc nhau nhiều hơn, chuyện trò với nhau cũng nhiều hơn...".

Tết và hè, hai mùa mà trẻ con thích nhất được đề cập trong từng trang văn với nhiều hoài niệm. Những ngày hè đầy ắp ký ức tuổi thơ. Những đợt rét nàng Bân còn cồn cào. Những mùa đông cái lạnh qua đi cứ thấy ngọt ngào. Mùi rơm rạ, mùa nước ngập vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếng rao hay gánh hàng hoa giữa phố chợ đông đúc. Những món ăn gắn liền với không khí gia đình tụ họp như xôi sắn đầu đông, bánh đa quê, bún hến...

"Tôi chợt bật cười bởi ý nghĩ, nếu chẳng may một ngày nào đó, ta tỉnh dậy mà không biết mình đang ở tháng nào, năm nào, chẳng cần phải cầu kỳ dò hỏi, cứ bước chân ra phố, nhìn các bà, các chị hàng rong sẽ đoán được mình đang ở tiết mùa nào. Một năm có bốn mùa thời tiết, có bao nhiêu mùa hoa mùa quả, bao nhiêu mùa sản vật đều bày cả lên mặt quang gánh như 'triển-lãm-sắp-đặt-mùa của đất trời đặt lên mặt cân, như câu thơ tài hoa của thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà' vậy, trích tản văn Mùa trôi trên quang gánh.

Câu chữ của Hương Thị giản dị vậy thôi nhưng vẫn đủ gợi nhắc cho người ta về nhiều cảm xúc đôi khi bị lãng quên: "Còn gì thư thái tâm hồn hơn là một buổi chiều xuân nắng hoe vàng và nóng kỷ lục như thế này, ngồi trong một quán cà phê nhỏ ở phố cổ, nhìn ra nườm nượp người xe ngoài kia, và bắt gặp hình ảnh một gánh hàng hoa chầm chậm trôi qua trước mắt. Sẽ thấy tất cả những nhọc nhằn, muộn phiền, những cáu giận rất nhỏ nhặt kia chẳng là gì so với hai đầu đòn gánh trĩu cong và tấm lưng áo đẫm mồ hôi".

Đọc xong tập tản văn của Hương Thị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận xét: "Không cúi xuống mà là hòa mình với cỏ cây. Không phải chìm vào thiên nhiên mà là tan loang cùng với từng ngọn gió giao mùa. Không chỉ sống chậm mà là rất chậm. Văn Thị nhạy cảm và dịu dàng, chậm rãi đi qua những hoài nhớ. Đọc là thấy Thị đàn bà kinh khủng, nên mới nâng niu từng cái hoa dại lấm bụi, từng món ăn quê mùa. Chăm chút tỉ mỉ hàng hàng bao chi tiết. Tập sách này gọi là tản văn thì hơi chật so với những xúc cảm chảy tràn của Thị, nên cảm giác chữ này câu này hình như vẫn chưa chở hết cái tình cảm đầm đìa ở trong lòng kia. Đọc Thị, lại như nhìn thấy một cô nàng váy áo chăm chút chia những món quà nho nhỏ đến từng người, dù là những người mới gặp".

Tác giả Hương Thị sinh năm 1984, tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du. Cô là phóng viên và đang sống tại Hà Nội. Nữ tác giả từng đoạt giải tư cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ tư với truyện dài Thuê bao quý khách... và một số giải thưởng khác. Các sách đã xuất bản của Hương Thị có: Thuê bao quý khách... (NXB Trẻ, 2010), Tũn Tồ (NXB Kim Đồng, 2013). (Bạch Tiên - Vnexpress.net)

Tổng công ty sách Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng