• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Mở Rộng Điển Tích Chinh Phụ Ngâm

Mã sản phẩm: SP1389

Đặng Trần Côn viết Chinh  phụ ngâm đầu niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786). Đời Hậu Lê là một giai đoạn loạn lạc, binh cách liên miên của chiến tranh đàn áp...
40.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm


Đặng Trần Côn viết Chinh  phụ ngâm đầu niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786). Đời Hậu Lê là một giai đoạn loạn lạc, binh cách liên miên của chiến tranh đàn áp các cuộc khởi nghĩa chống tham quan ô lại hà hiếp dân lành, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn. Tác giả đã khéo mượn sự kiện lịch sử, đại danh và tình cảm một cặp vợ chồng trẻ xuất thân từ tầng lớp quý tộc của Trung Quốc để viết Chinh phụ ngâm. Với phong cách quý phái, với nhiều điển tích sử sách thơ văn uyên thâm, để hiểu đầy đủ hết nội dung của nó, đòi hỏi người đọc phải có một trình độ nhất định. Vì vậy có người nói Chinh phụ ngâm thoát khỏi văn chương bình dân, nó thuộc vào hàng văn chương bác học và không được phổ biến rộng rãi như Truyện Kiều.

Nguyên bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn có 476 câu, bản dịch Nôm của bà Đoàn Thị Điểm có 412 câu. Tuy vậy, bà không phải chỉ rút gọn mà những nơi cần thiết diễn đạt rõ bà kéo dài hơn.
Trước đây Chinh phụ ngâm được đưa vào sách giáo khoa và được chia ra làm 16 đoạn, đã đặt tên tùy theo nội dung từng đoạn trích giảng. Ở đây tác giả để sách liên tục từ đầu đến cuối, đánh số các câu 5. 10. 15... bản Hán cũng như bản Việt, để dễ tìm, xác định vị trí các điển tích. Các điển tích được đánh dấu số hiệu cuối câu từ 1 đến 236. Nhiều điển tích, ý ngĩa điển tích phải lật lại câu nguyên văn Hán để đối chiều, để giải thích xác đáng hơn. Nhiểu điển tích phải mở rộng về trí thức lịch sử, địa lý, thi ca, thiên văn, động vật, thực vật để mong đáp ứng cho học sinh, sinh viên và người cần tra cứu mở rộng, đỡ phải tìm thêm sách khác.

Là sinh viên, là bác sĩ tác giả đã làm nhiều đề tài khoa học thật khổ sở phải đi truy lục sách mà dỡ chứng, cái mình đang cần bị sách bỏ dở phải đi tìm thêm sách khác. Nhiều câu thơ cổ của nhiều thi nhân của nhiều triều đại mà Đặng Trần Côn đã sử dụng một hai câu: Tác giả cố tìm toàn bài, dịch lại toàn bài để thấy cái tài sử dụng câu phù hợp vào Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn............


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng