• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Gia đình bé mọn

Mã sản phẩm: SP1753

 Sông Hậu là “hậu phương” bền vững, có thể nói là vĩnh cửu trong tập tiểu thuyết của Dạ Ngân. Nếu như nghệ thuật lớn là ở sự giao cắt của bình diện “hiện thực” và bình diện “tuyệt đối” thì sự thấp thoáng của cái ...
45.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

 

Sông Hậu là “hậu phương” bền vững, có thể nói là vĩnh cửu trong tập tiểu thuyết của Dạ Ngân. Nếu như nghệ thuật lớn là ở sự giao cắt của bình diện “hiện thực” và bình diện “tuyệt đối” thì sự thấp thoáng của cái “vĩnh cửu”, cái “tuyệt đối” trong một tác phẩm có thể xem là dấu hiệu của một tác phẩm “hiện thực” không tầm thường.

Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lý và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm:

- Như mọi khi, sau lưng nàng thỉnh thoảng ban bố những cơn gió chỉ có nó mới nhiều hiền hòa như vậy. Bãi và bờ, sông không chảy qua chỗ tọa lạc của khuôn viên trụ sở nhưng sự có mặt của nó ở khắp mọi nơi là hậu phương tinh thần bền vững của cả thị xã…(tr.62)

- …Đêm nào nàng cũng có cảm giác trời đất thảnh thơi đang tan vào trong nàng, sự hiện hữu thanh bình thấm qua từng tế bào, từng chân tơ và kẽ tóc. (tr.53)

- Mỗi cái tết đến, ngay từ khi gió chướng rào rào trên những đọt dừa trên lớp nhà sau hẻm, từ khi ngoài chợ đầy bông so đũa và cá linh Đồng Tháp Mười thì mọi thứ trong lòng nàng chùng xuống như những sợi dây đàn không thiết ngân nga gì nữa…(tr. 217)

-Văn chương với nàng giống như một thứ tín ngưỡng hơn là một thứ phương tiện. Nàng không biết nó đến với nàng từ đâu, từ ngọn gió rào rào nước lớn dưới bến nhà hay từ bóng chim và tăm cá trong mảnh vườn hương hỏa, từ mùi rơm của cánh đồng sau ven vườn dẫn sang chân trời bên ngoại hay từ lũ lục bình muôn thuở của con sông Cái…(tr. 196).

Georges Siménon có nói đến hai loại nhân vật tiểu thuyết: những nhân vật “mặc quần áo” (trong tiểu thuyết Balzac, phần lớn nhân vật là những nhân vật “mặc quần áo”, mà ở dưới những bộ trang phục “xã hội” của họ, khi thì quá rộng, khi thì quá hẹp, nhiều khi là một con người “tự nhiên” èo ợt và còm cõi) và những nhân vật “nu” (tiếng Pháp, người Việt vẫn đọc là “nuy”, có nghĩa là “khỏa thân”), tức là những nhân vật được miêu tả ở phần con người “tự nhiên” ở bên dưới những trang phục “xã hội”.

Tinh hoa của con người “tự nhiên” ở nhân vật Tiệp - dưới ngòi bút của Dạ Ngân - là nhu cầu phát triển những tài năng bẩm sinh ở mình, là nhu cầu sống thật và đẹp những tình cảm yêu thương của mình, là tình mẫu tử sơ đẳng và hồn hậu và, dĩ nhiên, không thể thiếu được, đó là thiên tính hồn nhiên bên trong khiến con người nhạy cảm và giao cảm với “thiên nhiên trời đất”, đây là mảnh đất phì nhiêu, là nguồn vô tận nuôi dưỡng con người xã hội.

Chính vì thiếu thiên tính này, người thành phố, dù có văn minh lịch sự đến đâu, xem ra sống không “thật” và ở người nông dân, thiên tính này chưa bị mất đi, dù là có những biểu hiện “nhếch nhác”, “thô thiển”, vẫn có phần “chắc thiệt” đáng tin cậy. Ở nhân vật Tuyên, một nhân cách đối lập với Tiệp, tác giả đã tước bỏ hoàn toàn thiên tính này, ở Tuyên cuối cùng chỉ còn lại một tính cách “phẳng lì, nhạt nhẽo, ba phải”, một “sự tận tụy tuyệt đối” với thủ trưởng và “cương vị phó phòng” của mình…

Trong tác phẩm lác đác có những giai thoại (anecdote) vui vui về thời bao cấp: chuyện những chiếc thìa để múc nước phở “bị đục lỗ” ở một cửa hàng ăn mậu dịch (đề phòng chúng bị khách hàng đánh thó), chuyện một bệnh viện nọ đòi hỏi “mỗi sản phụ đến nạo hút phải nộp một chai nước tiểu loại 750 đầy bảo là để thử” (các bà kháo nhỏ với nhau : “Họ bắt mình nộp để nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu!”) (tr. 243)… Tác giả không lạm dụng những giai thoại (thật ra ngồi quán nước một lúc có khi còn biết nhiều chuyện hơn đọc một cuốn tiểu thuyết).

Tác giả quan tâm đến những hiện tượng giống như những kẽ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội. Chẳng hạn: sau một ngày vất vả vét cám ở kho, Tiệp và con gái nhỏ trở về nhà với bao cám và nỗi mừng của trẻ nhỏ đã được miêu tả: “Nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về, cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn là quí nó” (tr.74), có nghĩa là những tình cảm sơ đẳng nhất trong thiên tính của con người cũng không trụ lại được trước sự túng bấn cùng khốn, con đẻ số một của chế độ bao cấp.

Nhân vật tiểu thuyết cũng giống như những con người ta gặp trong đời sống thường ngày, ở ngoài phố và xung quanh ta, trong gia đình và cơ quan, có khác chăng, theo lời của  Georges Siménon, là “nó đi đến cùng”, có nghĩa là trong tiến trình lập thân và trong tiến trình tâm lý của nó, nó kiên trì và quyết liệt đi đến cùng. Tiệp, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, đã đi đến cùng và cuối cùng đạt được những điều mình mong ước.

Nhưng tiến trình tâm lý và lập thân của Tiệp chủ yếu được miêu tả ở sự kiên trì, phần quyết liệt thì có những biểu hiện được miêu tả khá hấp dẫn ở những chương đầu nhưng phần nào bị chùng lại ở những chương cuối. Đôn Kihôtê là nhân vật tiểu thuyết số một trong văn học thế giới,  nhân vật này đã “đi đến cùng” với một sự quyết liệt  như điên.

Trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, “nàng Martha” (vợ đầu của Đính, người tình của Tiệp) là nhân vật duy nhất điên trong tác phẩm, giá như được xây dựng thành nhân vật chính có khi sẽ trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực. Không phải mọi tiểu thuyết gia đều chia sẻ quan niệm của Siménon về nhân vật tiểu thuyết, Dạ Ngân hoàn toàn có thể có quan niệm riêng của mình về vấn đề này.

Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lý và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm:

- Như mọi khi, sau lưng nàng thỉnh thoảng ban bố những cơn gió chỉ có nó mới nhiều hiền hòa như vậy. Bãi và bờ, sông không chảy qua chỗ tọa lạc của khuôn viên trụ sở nhưng sự có mặt của nó ở khắp mọi nơi là hậu phương tinh thần bền vững của cả thị xã…(tr.62)

- …Đêm nào nàng cũng có cảm giác trời đất thảnh thơi đang tan vào trong nàng, sự hiện hữu thanh bình thấm qua từng tế bào, từng chân tơ và kẽ tóc. (tr.53)

- Mỗi cái tết đến, ngay từ khi gió chướng rào rào trên những đọt dừa trên lớp nhà sau hẻm, từ khi ngoài chợ đầy bông so đũa và cá linh Đồng Tháp Mười thì mọi thứ trong lòng nàng chùng xuống như những sợi dây đàn không thiết ngân nga gì nữa…(tr. 217)

-Văn chương với nàng giống như một thứ tín ngưỡng hơn là một thứ phương tiện. Nàng không biết nó đến với nàng từ đâu, từ ngọn gió rào rào nước lớn dưới bến nhà hay từ bóng chim và tăm cá trong mảnh vườn hương hỏa, từ mùi rơm của cánh đồng sau ven vườn dẫn sang chân trời bên ngoại hay từ lũ lục bình muôn thuở của con sông Cái…(tr. 196).

Georges Siménon có nói đến hai loại nhân vật tiểu thuyết: những nhân vật “mặc quần áo” (trong tiểu thuyết Balzac, phần lớn nhân vật là những nhân vật “mặc quần áo”, mà ở dưới những bộ trang phục “xã hội” của họ, khi thì quá rộng, khi thì quá hẹp, nhiều khi là một con người “tự nhiên” èo ợt và còm cõi) và những nhân vật “nu” (tiếng Pháp, người Việt vẫn đọc là “nuy”, có nghĩa là “khỏa thân”), tức là những nhân vật được miêu tả ở phần con người “tự nhiên” ở bên dưới những trang phục “xã hội”.

Tinh hoa của con người “tự nhiên” ở nhân vật Tiệp - dưới ngòi bút của Dạ Ngân - là nhu cầu phát triển những tài năng bẩm sinh ở mình, là nhu cầu sống thật và đẹp những tình cảm yêu thương của mình, là tình mẫu tử sơ đẳng và hồn hậu và, dĩ nhiên, không thể thiếu được, đó là thiên tính hồn nhiên bên trong khiến con người nhạy cảm và giao cảm với “thiên nhiên trời đất”, đây là mảnh đất phì nhiêu, là nguồn vô tận nuôi dưỡng con người xã hội.

Chính vì thiếu thiên tính này, người thành phố, dù có văn minh lịch sự đến đâu, xem ra sống không “thật” và ở người nông dân, thiên tính này chưa bị mất đi, dù là có những biểu hiện “nhếch nhác”, “thô thiển”, vẫn có phần “chắc thiệt” đáng tin cậy. Ở nhân vật Tuyên, một nhân cách đối lập với Tiệp, tác giả đã tước bỏ hoàn toàn thiên tính này, ở Tuyên cuối cùng chỉ còn lại một tính cách “phẳng lì, nhạt nhẽo, ba phải”, một “sự tận tụy tuyệt đối” với thủ trưởng và “cương vị phó phòng” của mình…

Trong tác phẩm lác đác có những giai thoại (anecdote) vui vui về thời bao cấp: chuyện những chiếc thìa để múc nước phở “bị đục lỗ” ở một cửa hàng ăn mậu dịch (đề phòng chúng bị khách hàng đánh thó), chuyện một bệnh viện nọ đòi hỏi “mỗi sản phụ đến nạo hút phải nộp một chai nước tiểu loại 750 đầy bảo là để thử” (các bà kháo nhỏ với nhau : “Họ bắt mình nộp để nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu!”) (tr. 243)… Tác giả không lạm dụng những giai thoại (thật ra ngồi quán nước một lúc có khi còn biết nhiều chuyện hơn đọc một cuốn tiểu thuyết).

Tác giả quan tâm đến những hiện tượng giống như những kẽ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội. Chẳng hạn: sau một ngày vất vả vét cám ở kho, Tiệp và con gái nhỏ trở về nhà với bao cám và nỗi mừng của trẻ nhỏ đã được miêu tả: “Nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về, cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn là quí nó” (tr.74), có nghĩa là những tình cảm sơ đẳng nhất trong thiên tính của con người cũng không trụ lại được trước sự túng bấn cùng khốn, con đẻ số một của chế độ bao cấp.

Nhân vật tiểu thuyết cũng giống như những con người ta gặp trong đời sống thường ngày, ở ngoài phố và xung quanh ta, trong gia đình và cơ quan, có khác chăng, theo lời của  Georges Siménon, là “nó đi đến cùng”, có nghĩa là trong tiến trình lập thân và trong tiến trình tâm lý của nó, nó kiên trì và quyết liệt đi đến cùng. Tiệp, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, đã đi đến cùng và cuối cùng đạt được những điều mình mong ước.

Nhưng tiến trình tâm lý và lập thân của Tiệp chủ yếu được miêu tả ở sự kiên trì, phần quyết liệt thì có những biểu hiện được miêu tả khá hấp dẫn ở những chương đầu nhưng phần nào bị chùng lại ở những chương cuối. Đôn Kihôtê là nhân vật tiểu thuyết số một trong văn học thế giới,  nhân vật này đã “đi đến cùng” với một sự quyết liệt  như điên.

Trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, “nàng Martha” (vợ đầu của Đính, người tình của Tiệp) là nhân vật duy nhất điên trong tác phẩm, giá như được xây dựng thành nhân vật chính có khi sẽ trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực. Không phải mọi tiểu thuyết gia đều chia sẻ quan niệm của Siménon về nhân vật tiểu thuyết, Dạ Ngân hoàn toàn có thể có quan niệm riêng của mình về vấn đề này.

Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lý và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm:

- Như mọi khi, sau lưng nàng thỉnh thoảng ban bố những cơn gió chỉ có nó mới nhiều hiền hòa như vậy. Bãi và bờ, sông không chảy qua chỗ tọa lạc của khuôn viên trụ sở nhưng sự có mặt của nó ở khắp mọi nơi là hậu phương tinh thần bền vững của cả thị xã…(tr.62)

- …Đêm nào nàng cũng có cảm giác trời đất thảnh thơi đang tan vào trong nàng, sự hiện hữu thanh bình thấm qua từng tế bào, từng chân tơ và kẽ tóc. (tr.53)

- Mỗi cái tết đến, ngay từ khi gió chướng rào rào trên những đọt dừa trên lớp nhà sau hẻm, từ khi ngoài chợ đầy bông so đũa và cá linh Đồng Tháp Mười thì mọi thứ trong lòng nàng chùng xuống như những sợi dây đàn không thiết ngân nga gì nữa…(tr. 217)

-Văn chương với nàng giống như một thứ tín ngưỡng hơn là một thứ phương tiện. Nàng không biết nó đến với nàng từ đâu, từ ngọn gió rào rào nước lớn dưới bến nhà hay từ bóng chim và tăm cá trong mảnh vườn hương hỏa, từ mùi rơm của cánh đồng sau ven vườn dẫn sang chân trời bên ngoại hay từ lũ lục bình muôn thuở của con sông Cái…(tr. 196).

Georges Siménon có nói đến hai loại nhân vật tiểu thuyết: những nhân vật “mặc quần áo” (trong tiểu thuyết Balzac, phần lớn nhân vật là những nhân vật “mặc quần áo”, mà ở dưới những bộ trang phục “xã hội” của họ, khi thì quá rộng, khi thì quá hẹp, nhiều khi là một con người “tự nhiên” èo ợt và còm cõi) và những nhân vật “nu” (tiếng Pháp, người Việt vẫn đọc là “nuy”, có nghĩa là “khỏa thân”), tức là những nhân vật được miêu tả ở phần con người “tự nhiên” ở bên dưới những trang phục “xã hội”.

Tinh hoa của con người “tự nhiên” ở nhân vật Tiệp - dưới ngòi bút của Dạ Ngân - là nhu cầu phát triển những tài năng bẩm sinh ở mình, là nhu cầu sống thật và đẹp những tình cảm yêu thương của mình, là tình mẫu tử sơ đẳng và hồn hậu và, dĩ nhiên, không thể thiếu được, đó là thiên tính hồn nhiên bên trong khiến con người nhạy cảm và giao cảm với “thiên nhiên trời đất”, đây là mảnh đất phì nhiêu, là nguồn vô tận nuôi dưỡng con người xã hội.

Chính vì thiếu thiên tính này, người thành phố, dù có văn minh lịch sự đến đâu, xem ra sống không “thật” và ở người nông dân, thiên tính này chưa bị mất đi, dù là có những biểu hiện “nhếch nhác”, “thô thiển”, vẫn có phần “chắc thiệt” đáng tin cậy. Ở nhân vật Tuyên, một nhân cách đối lập với Tiệp, tác giả đã tước bỏ hoàn toàn thiên tính này, ở Tuyên cuối cùng chỉ còn lại một tính cách “phẳng lì, nhạt nhẽo, ba phải”, một “sự tận tụy tuyệt đối” với thủ trưởng và “cương vị phó phòng” của mình…

Trong tác phẩm lác đác có những giai thoại (anecdote) vui vui về thời bao cấp: chuyện những chiếc thìa để múc nước phở “bị đục lỗ” ở một cửa hàng ăn mậu dịch (đề phòng chúng bị khách hàng đánh thó), chuyện một bệnh viện nọ đòi hỏi “mỗi sản phụ đến nạo hút phải nộp một chai nước tiểu loại 750 đầy bảo là để thử” (các bà kháo nhỏ với nhau : “Họ bắt mình nộp để nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu!”) (tr. 243)… Tác giả không lạm dụng những giai thoại (thật ra ngồi quán nước một lúc có khi còn biết nhiều chuyện hơn đọc một cuốn tiểu thuyết).

Tác giả quan tâm đến những hiện tượng giống như những kẽ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội. Chẳng hạn: sau một ngày vất vả vét cám ở kho, Tiệp và con gái nhỏ trở về nhà với bao cám và nỗi mừng của trẻ nhỏ đã được miêu tả: “Nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về, cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn là quí nó” (tr.74), có nghĩa là những tình cảm sơ đẳng nhất trong thiên tính của con người cũng không trụ lại được trước sự túng bấn cùng khốn, con đẻ số một của chế độ bao cấp.

Nhân vật tiểu thuyết cũng giống như những con người ta gặp trong đời sống thường ngày, ở ngoài phố và xung quanh ta, trong gia đình và cơ quan, có khác chăng, theo lời của  Georges Siménon, là “nó đi đến cùng”, có nghĩa là trong tiến trình lập thân và trong tiến trình tâm lý của nó, nó kiên trì và quyết liệt đi đến cùng. Tiệp, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, đã đi đến cùng và cuối cùng đạt được những điều mình mong ước.

Nhưng tiến trình tâm lý và lập thân của Tiệp chủ yếu được miêu tả ở sự kiên trì, phần quyết liệt thì có những biểu hiện được miêu tả khá hấp dẫn ở những chương đầu nhưng phần nào bị chùng lại ở những chương cuối. Đôn Kihôtê là nhân vật tiểu thuyết số một trong văn học thế giới,  nhân vật này đã “đi đến cùng” với một sự quyết liệt  như điên.

Trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, “nàng Martha” (vợ đầu của Đính, người tình của Tiệp) là nhân vật duy nhất điên trong tác phẩm, giá như được xây dựng thành nhân vật chính có khi sẽ trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực. Không phải mọi tiểu thuyết gia đều chia sẻ quan niệm của Siménon về nhân vật tiểu thuyết, Dạ Ngân hoàn toàn có thể có quan niệm riêng của mình về vấn đề này.

Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lý và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm:

- Như mọi khi, sau lưng nàng thỉnh thoảng ban bố những cơn gió chỉ có nó mới nhiều hiền hòa như vậy. Bãi và bờ, sông không chảy qua chỗ tọa lạc của khuôn viên trụ sở nhưng sự có mặt của nó ở khắp mọi nơi là hậu phương tinh thần bền vững của cả thị xã…(tr.62)

- …Đêm nào nàng cũng có cảm giác trời đất thảnh thơi đang tan vào trong nàng, sự hiện hữu thanh bình thấm qua từng tế bào, từng chân tơ và kẽ tóc. (tr.53)

- Mỗi cái tết đến, ngay từ khi gió chướng rào rào trên những đọt dừa trên lớp nhà sau hẻm, từ khi ngoài chợ đầy bông so đũa và cá linh Đồng Tháp Mười thì mọi thứ trong lòng nàng chùng xuống như những sợi dây đàn không thiết ngân nga gì nữa…(tr. 217)

-Văn chương với nàng giống như một thứ tín ngưỡng hơn là một thứ phương tiện. Nàng không biết nó đến với nàng từ đâu, từ ngọn gió rào rào nước lớn dưới bến nhà hay từ bóng chim và tăm cá trong mảnh vườn hương hỏa, từ mùi rơm của cánh đồng sau ven vườn dẫn sang chân trời bên ngoại hay từ lũ lục bình muôn thuở của con sông Cái…(tr. 196).

Georges Siménon có nói đến hai loại nhân vật tiểu thuyết: những nhân vật “mặc quần áo” (trong tiểu thuyết Balzac, phần lớn nhân vật là những nhân vật “mặc quần áo”, mà ở dưới những bộ trang phục “xã hội” của họ, khi thì quá rộng, khi thì quá hẹp, nhiều khi là một con người “tự nhiên” èo ợt và còm cõi) và những nhân vật “nu” (tiếng Pháp, người Việt vẫn đọc là “nuy”, có nghĩa là “khỏa thân”), tức là những nhân vật được miêu tả ở phần con người “tự nhiên” ở bên dưới những trang phục “xã hội”.

Tinh hoa của con người “tự nhiên” ở nhân vật Tiệp - dưới ngòi bút của Dạ Ngân - là nhu cầu phát triển những tài năng bẩm sinh ở mình, là nhu cầu sống thật và đẹp những tình cảm yêu thương của mình, là tình mẫu tử sơ đẳng và hồn hậu và, dĩ nhiên, không thể thiếu được, đó là thiên tính hồn nhiên bên trong khiến con người nhạy cảm và giao cảm với “thiên nhiên trời đất”, đây là mảnh đất phì nhiêu, là nguồn vô tận nuôi dưỡng con người xã hội.

Chính vì thiếu thiên tính này, người thành phố, dù có văn minh lịch sự đến đâu, xem ra sống không “thật” và ở người nông dân, thiên tính này chưa bị mất đi, dù là có những biểu hiện “nhếch nhác”, “thô thiển”, vẫn có phần “chắc thiệt” đáng tin cậy. Ở nhân vật Tuyên, một nhân cách đối lập với Tiệp, tác giả đã tước bỏ hoàn toàn thiên tính này, ở Tuyên cuối cùng chỉ còn lại một tính cách “phẳng lì, nhạt nhẽo, ba phải”, một “sự tận tụy tuyệt đối” với thủ trưởng và “cương vị phó phòng” của mình…

Trong tác phẩm lác đác có những giai thoại (anecdote) vui vui về thời bao cấp: chuyện những chiếc thìa để múc nước phở “bị đục lỗ” ở một cửa hàng ăn mậu dịch (đề phòng chúng bị khách hàng đánh thó), chuyện một bệnh viện nọ đòi hỏi “mỗi sản phụ đến nạo hút phải nộp một chai nước tiểu loại 750 đầy bảo là để thử” (các bà kháo nhỏ với nhau : “Họ bắt mình nộp để nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu!”) (tr. 243)… Tác giả không lạm dụng những giai thoại (thật ra ngồi quán nước một lúc có khi còn biết nhiều chuyện hơn đọc một cuốn tiểu thuyết).

Tác giả quan tâm đến những hiện tượng giống như những kẽ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội. Chẳng hạn: sau một ngày vất vả vét cám ở kho, Tiệp và con gái nhỏ trở về nhà với bao cám và nỗi mừng của trẻ nhỏ đã được miêu tả: “Nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về, cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn là quí nó” (tr.74), có nghĩa là những tình cảm sơ đẳng nhất trong thiên tính của con người cũng không trụ lại được trước sự túng bấn cùng khốn, con đẻ số một của chế độ bao cấp.

Nhân vật tiểu thuyết cũng giống như những con người ta gặp trong đời sống thường ngày, ở ngoài phố và xung quanh ta, trong gia đình và cơ quan, có khác chăng, theo lời của  Georges Siménon, là “nó đi đến cùng”, có nghĩa là trong tiến trình lập thân và trong tiến trình tâm lý của nó, nó kiên trì và quyết liệt đi đến cùng. Tiệp, nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, đã đi đến cùng và cuối cùng đạt được những điều mình mong ước.

Nhưng tiến trình tâm lý và lập thân của Tiệp chủ yếu được miêu tả ở sự kiên trì, phần quyết liệt thì có những biểu hiện được miêu tả khá hấp dẫn ở những chương đầu nhưng phần nào bị chùng lại ở những chương cuối. Đôn Kihôtê là nhân vật tiểu thuyết số một trong văn học thế giới,  nhân vật này đã “đi đến cùng” với một sự quyết liệt  như điên.

Trong tiểu thuyết của Dạ Ngân, “nàng Martha” (vợ đầu của Đính, người tình của Tiệp) là nhân vật duy nhất điên trong tác phẩm, giá như được xây dựng thành nhân vật chính có khi sẽ trở thành một nhân vật tiểu thuyết đích thực. Không phải mọi tiểu thuyết gia đều chia sẻ quan niệm của Siménon về nhân vật tiểu thuyết, Dạ Ngân hoàn toàn có thể có quan niệm riêng của mình về vấn đề này.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng