• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Chuyện tình mùa tạp kỹ

Mã sản phẩm: SP1745

Tác giả Lê Anh Hoài - Hội viên hội Nhà văn TP.Hà Nội, hiện đang là biên tập viên của báo Tiền phong đã xuất bản tác phẩm thơ “Những giấc mơ bên đường” (NXB Văn học 1999); các truyện ngắn, tạp bút, phê bình đăng rải...
40.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Tác giả Lê Anh Hoài - Hội viên hội Nhà văn TP.Hà Nội, hiện đang là biên tập viên của báo Tiền phong đã xuất bản tác phẩm thơ “Những giấc mơ bên đường” (NXB Văn học 1999); các truyện ngắn, tạp bút, phê bình đăng rải rác trên báo giấy, báo mạng trong và ngoài nước.

 

Đến “Chuyện tình mùa tạp kỹ”, sự mới mẻ của tác giả trong bút pháp đã thực sự cuốn hút các nhà phê bình vào cuộc. Chuyện Tình Mùa Tạp Kỹ được viết với cảm thức hậu hiện đại, mô tả những con người Việt hôm nay với những day dứt, thậm chí khủng hoảng khi cuộc sống có nhiều biến động mạnh mẽ. Bằng lối viết hoạt kê với những chi tiết rất thật pha chút hài, các nhân vật trong “Chuyện tình mùa tạp kỹ” hiện ra: họ làm việc, yêu đương, suy tưởng một cách “hiện sinh”.

 

Truyện được viết theo lối “giả cổ” với những chương hồi tựa như những tiểu thuyết chương hồi cổ điển: Tam Quốc diễn nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nhưng hình thức này chỉ là “mượn”, còn tinh thần và ngôn ngữ hoàn toàn mới mẻ. Sau 49 hồi, tất cả các nhân vật được huy động đóng vai (ảo) trong một vở kịch ngắn. Vở kịch này được viết theo phong cách kịch phi lý. Hình thức mới mẻ (tân hình thức), pha trộn nhiều thể loại này là yếu tố mới trong phong cách tiểu thuyết hiện nay.

 

“Chuyện tình mùa tạp kỹ” là một câu chuyện về tình yêu, thăng trầm qua các chương hồi và kết thúc bằng một tấn kịch. Nhà phê bình Inrasara nhận định: “Lê Anh Hoài có ý định tiếp nhận, mô tả hiện tượng cuộc sống như nó là thế, không suy diễn, không theo chủ quan và có thể nói, bất cần “bề sâu”. Lê Anh Hoài muốn chúng ta nhìn văn chương và cuộc đời cả phần ngoại biên ấy, chắc thế”.



Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng