• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Chuyện kể về Lý Tự Trọng

Mã sản phẩm: SP518

Lý Tự Trọng nguyên tên là Lê Văn Trọng, nhưng gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – lúc bấy giờ lấy bí danh là Lý Thuỵ - dạy dỗ, dìu dắt, nên tự nguyện đổi tên mình là Lý Tự Trọng để tỏ lòng biết ơn, quý...
16.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Lý Tự Trọng nguyên tên là Lê Văn Trọng, nhưng gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – lúc bấy giờ lấy bí danh là Lý Thuỵ - dạy dỗ, dìu dắt, nên tự nguyện đổi tên mình là Lý Tự Trọng để tỏ lòng biết ơn, quý trọng lãnh tụ Lý Thuỵ, nguyện suốt đời chiến đấu theo lý tưởng của lãnh tụ.

Lý Tự Trọng vốn quê ở làng Kẻ Vẹt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Việt Xuyên), là đồng hương với đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhưng Trọng sinh ra ở Bản Mại bên Xiêm (Thái Lan). Anh sống ở Xiêm đến năm mười hai tuổi mới sang Quảng Châu theo chủ trương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa những thiếu niên ưu tú sang đào tạo lâu dài ở hải ngoại, chuẩn bị cho nhân tài cứu nước. Lý Tự Trọng đã được học ở trường Tôn Trung Sơn, đã tham gia nhiều cuộc đấu tranh biểu tình của phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Châu. Đến giữa năm 1929, do sự phản bội của bọn Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch, anh được phái về nước hoạt động để tạm lánh sự lùng bắt của bọn chúng và để tăng cường cho lực lượng Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Nam Kỳ, chuẩn bị thành lập các nhóm Cộng sản, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trọng đã có nhiều công lao trong việc vận động thống nhất ba tổ chức tiền thân của Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất. Trọng đã hoạt động rất tích cực và hết sức kiên cường trong cao trào Cách mạng 1930-1931 ở Nam kỳ.

Ngày 8-2-1931, Trọng đã bị giặc bắt khi anh bắn chết tên cò thực dân Lơrăng lúc hắn xông vào bắt đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết.

Suốt mấy tháng trời, chúng liên tiếp tra tần anh với đủ mọi cực hình tàn bạo. Nhưng anh đã anh dũng bất khuất chịu đòn, không hề hé răng khai nửa lời. Cuối cùng, chúng hoảng sợ, kết án tử hình và đưa anh ra pháp trường, lêm máy chém lúc hừng đông ngày 21-11-1931.

Tấm gương đấu tranh kiên cường bất khuất, hi sinh anh dũng tuyệt vời của Lý Tự Trọng, dù cách đây đã hơn bảy mươi năm nhưng vẫn còn sáng chói mãi mãi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là dấu son đỏ thắm của truyền thống đấu tranh kiên cường anh dũng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, cánh tay hiên ngang và rắn chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng