• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Chuyện của Tuệ tử

Mã sản phẩm: SP1341

“Cuộc sống tựa như biển khơi rộng lớn, ai biết bơi thì sống sót, ai không biết bơi thì sẽ chìm”.Giống như 1 mầm cây hoang bị chối bỏ, Tuệ Tử sinh ra không được nằm trong vòng tay ôm ấp của Mẹ. Ngay từ khi 2 tuổi,...
92.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

“Cuộc sống tựa như biển khơi rộng lớn, ai biết bơi thì sống sót, ai không biết bơi thì sẽ chìm”.

Giống như 1 mầm cây hoang bị chối bỏ, Tuệ Tử sinh ra không được nằm trong vòng tay ôm ấp của Mẹ. Ngay từ khi 2 tuổi, cô bé đã cảm nhận được 2 cú đá của mẹ vào nôi mình nằm và nín bặt không khóc nữa. Chính thời khắc đó, đã định hình nên tính cách của Tuệ Tử, ngang ngạnh, hoang dã và bất cần.

Tuệ Tử bước vào cuộc sống với chỉ có ông bà ngoại ở bên cạnh và trưởng thành trong “Cách mạng văn hóa” của một đất nước Trung Hoa đang trong giai đoạn lớn lên hết sức nhạy cảm và phức tạp. Những bối rối của cô thiếu nữ có cá tính mạnh mẽ trong một hoàn cảnh xã hội đầy bất ổn bởi cuộc cách mạng đầy tính tàn phá hủy diệt, cũng như những tìm tòi về tình yêu và tình dục đã buộc Tuệ Tử phải tự học bơi và đi tìm ý nghĩa của cuộc sống trong dòng nước xiết.

Tác giả câu chuyện, Nghiêm Ca Linh đã hoàn toàn từ chối việc đứng chung và định hướng cho nhân vật Tuệ Tử của mình phải đi vào con đường được vẽ sẵn. Nghiêm Ca Linh nói “Tôi đã từng mơ một giấc mơ:  Tôi của bây giờ cùng tồn tại với tôi của tuổi ấu thơ, tôi đứng đó bên ngoài, quan sát tôi của tuổi thơ ấu và niên thiếu trong tranh qua từng cử chỉ và hành động, từng cái nhăn mặt, từng nụ cười:  Người trong tranh ấy hoặc là rất thông minh hoặc là rất ngu xuẩn buồn cười. Khi mà tôi của tuổi ấu thơ bắt đầu phạm sai lầm, thì tôi đứng ngoài vô cùng lo lắng, tôi muốn nhắc nhở, chỉnh sửa cho người ấy, nói với người ấy như một  người ngang qua rằng, như thế sẽ chỉ mang lại sự tổn thương. Nhưng tôi lại không có cách nào trao đổi và can thiệp được nên chỉ còn biết đứng nhìn người ấy đang khiến cho mọi chuyện tồi tệ càng trở nên tồi tệ, hoang đường càng trở nên hoang đường.”

Chính vì Nghiêm Ca Linh đã hoàn toàn để cho Tuệ Tử được độc lập dưới ngòi bút của mình nên Tuệ Tử đã có 1 tuổi trẻ mãnh liệt, ngông cuồng và sống trọn vẹn với lý tưởng của mình trong khung cảnh một khung cảnh xã hội mà mọi sự bức hại trở nên cùng cực. Nhưng trên thực tế mọi sự bức hại đó là hoàn toàn vô duyên vô cớ, tất cả chỉ vì để tạo ra sự chênh lệch giữa cao quý và hèn hạ, chỉ là vì nhu cầu muốn có một cảm giác tốt đẹp mà thôi.

Chuyện của Tuệ Tử” phản ánh thật sát một thời kỳ lịch sử của đất nước Trung Hoa, thời kỳ mà hoàn cảnh xã hội đã đẩy số phận của con người vào những ngã rẽ rất khác nhau, họ có thể là nạn nhân của cuộc “Cách mạng văn hóa” nhưng cách họ vươn lên và trưởng thành trong giai đoạn lịch sử đầy rối ren và khắc nghiệt đó đã giúp họ sống một cuộc sống can đảm nhất có thể. Mặc dù Nghiêm Ca Linh “từ chối chịu trách nhiệm về tính lịch sử và chân thực của câu chuyện” nhưng “những gì tạo nên ấn tượng trong lòng và những cảm nhận sâu sắc của mình là sự thật”.

Mời bạn đón đọc.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng