• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Chuyện cũ bên dòng sông Tô

Mã sản phẩm: SP400

Những biến động lịch sử trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã mang lại cho Hà Nội nhiều đổi thay. Nếp sống, phong tục tập quán đã tồn tại hàng nghìn năm bỗng chốc bị phá vỡ, khiến cho nhiều người không...
99.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Những biến động lịch sử trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã mang lại cho Hà Nội nhiều đổi thay. Nếp sống, phong tục tập quán đã tồn tại hàng nghìn năm bỗng chốc bị phá vỡ, khiến cho nhiều người không khỏi ngậm ngùi tiếc nhớ. Những câu chuyện được ghi lại bởi chính những người trong cuộc luôn là tài liệu quý, những trang sách sinh động, hấp dẫn độc giả.

 


 

 

Sông Tô Lịch bắt nguồn từ Kẻ Chợ, cửa sông thông với Nhĩ Hà, nay gọi là sông Hồng, sau khi chui qua cống Vũ sát Ô Quan Chưởng, sông hướng về mạn tây dọc theo các phố Hàng Chiếu, Phố Mới, luồn qua cầu đá Đông Hà, gần Hàng Đường, tới chợ Hàng Cá thì hướng lên phía bắc mà nhập vào hào thành Thăng Long. Đến góc tây bắc thành, gần Trấn Vũ quán (tục gọi là đền Quán Thánh), sông rời khỏi hào thành, trở lại dòng chảy riêng biệt, men theo đê La Thành cách bờ nam Hồ Tây bằng con đường lên Bưởi…

Cứ thế, dòng sông uốn lượn theo từng mảnh đất của kinh đô Thăng Long, có lẽ cũng bởi vị trí địa lý đặc biệt này, nên dòng sông Tô có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa xã hội của người dân Kẻ Chợ. Thế nên, soạn giả Viên Mai cũng đặt tên cho cuốn sách của mình là “Chuyện cũ bên dòng sông Tô”, đó là chuyện về những thăng trầm của nhiều nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc sống của người dân kinh thành Thăng Long xưa.

Trong gần trăm năm, từ nửa cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, nhiều biến cố trọng đại đã diễn ra trên đất nước ta, sự sụp đổ của phái Nho học đã làm thay đổi rất lớn đời sống của nhiều bộ phận người dân. Từ sự thay đổi đó, kéo theo là những thay đổi về nếp sống, nét sinh hoạt văn hóa hàng ngày. “Chuyện cũ bên dòng sông Tô” với chất liệu được biên dịch từ gia phả dòng họ Nguyễn Đình và những câu chuyện do các bậc cao niên trong họ cùng bà con xóm làng, phường phố kể lại, đã tái hiện lại một cách sinh động những biến cố của giai đoạn lịch sử hơn hai trăm năm, bắt đầu từ thời Lê Mạt, cho đến khi thực dân Pháp áp đặt cuộc bảo hộ đối với nước ta.

Cuốn truyện hấp dẫn độc giả bởi các nhân vật được mô tả trong bối cảnh xã hội cổ xưa, với những phong tục, tập quán cổ truyền mà cho đến nay đã mai một đi nhiều. Có thể lấy một ví dụ: Vào đầu những năm 30 của thế kỷ 20, tại Khu Kẻ Chợ cũ, mặc dù bị cai trị theo luật “Mẫu quốc”, nhưng những kiểu cai trị của chế độ cũ vẫn được người dân hưởng ứng. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch vẫn điều hành các cuộc họp tại đình thôn, phường. Việc lễ tế Thần hoàng hay giỗ tổ nghề nghiệp vẫn còn được tổ chức long trọng. Đình nào có lệ rước sách thì hàng năm vẫn giữ tục đó. Vào tháng đầu Xuân, người ta vẫn thấy những đám rước thần diễn ra trên đường phố cổ, mà người đi xem đông như trảy hội, với đầy đủ cờ quạt, tàn lọng, voi ngựa, võng kiệu, trống, phường bát âm, múa sinh tiền…

Bằng giọng văn mạch lạc, thanh thoát, với bố cục chặt chẽ, tác giả cuốn sách đã dẫn dắt người đọc đi qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam, trong khoảng thời gian gần 200 năm. Cuốn truyện còn là bức tranh liên hoàn, tái hiện nếp sinh hoạt tại phố phường cổ kính của đất Thăng Long xưa. Sách do NXB Văn học ấn hành.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng