• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Hết hàng

Ba người khác

Mã sản phẩm: SP1565

Một câu chuyện đã lùi xa hơn nửa thế kỷ- một đội công tác cải cách xuống các vùng, miền. Mỗi người một hoàn cảnh, xuất thân, nhưng nhìn chung hiểu biết còn nhiều hạn chế, có người là “tiểu tư sản” nhưng kiến thức mới cấp I...
32.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Một câu chuyện đã lùi xa hơn nửa thế kỷ- một đội công tác cải cách xuống các vùng, miền.

Mỗi người một hoàn cảnh, xuất thân, nhưng nhìn chung hiểu biết còn nhiều hạn chế, có người là “tiểu tư sản” nhưng kiến thức mới cấp I (primaire). Bản năng, hồn nhiên đi vào cải cách trong buổi giao thời.

Tiểu thuyết không vẽ lại diện mạo của cuộc cải cách, mà đi sâu vào khía cạnh con- người, thế cuộc, qua những nét sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đã nhận chân những nét bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm, tội lỗi của những con người cụ thể (mà họ còn chưa ý thức được), ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn, vùng sâu xa còn nhiều yếu kém.

Các quan hệ cũ thì nhiều phần lạc hậu, những quan hệ mới chưa được xác lập rõ, còn những nhá nhem xấu- tốt, địch- ta, các anh đội- gia đình rễ chuỗi, nhiệm vụ- nhận thức, tình cảm- tội lỗi, địa chủ- hay không phải, người- ngợm...

Một mảng tranh khá sinh động, những bỡ ngỡ, sự nghèo khó, sự chất phác, mộc mạc, cả thô ráp, mù tối, lối sống chưa đạt tầm “tiểu nông”, đôi phần hoang dã của con người được thể hiện qua cách dẫn chuyện lôi cuốn.

Kết quả, đội công tác ấy không hoàn thành nhiệm vụ, mắc những thiếu sót khuyết điểm. Chính vì vậy, các cấp đã phải cử những đội khác tiếp tục sửa sai. Và Ba con- người trong đội ấy trở nên Ba người khác, không còn được đi tiếp cùng đồng chí, đồng đội trên chặng đường tiếp theo của sự nghiệp cách mạng.

Sự phân hóa, tha hóa cũng đã thực sự diễn ra theo hướng “bi kịch” cho chính những người trong đội công tác ấy, và cả những nạn nhân của họ (có thể tiếp tục nội hàm “bi kịch” này...) . Có kẻ đã trốn lủi vào Nam, khoác lên tấm áo “chiêu hồi”. Người thì thân phận “bèo dạt mây trôi” kể từ đó.

Dưới ngòi bút tinh diệu của tác giả, những phận người nửa hư nửa thực như: Tôi, Tư Nhỡ, đội trưởng Cự... hay hư ít mà phần thực nhiều như bác Diệc, thằng Vách, cô Duyên, bố con ông Cối, địa chủ Thìn... khiến ta có cảm giác đã biết họ, mới thấy thêm cái tài tình trong nghệ thuật dẫn chuyện.

Cách dẫn tưởng chậm rãi, rề rà, nhẩn nha nhưng tình tiết lại được khéo léo đưa đẩy tạo những diễn biến, thay đổi khá nhanh, đôi phần bất ngờ kịch tính. Tác giả thực sự là một bậc thầy trong khai thác chi tiết.

Câu chuyện không giải đáp câu hỏi bao nhiêu phần sự thật? (Nhưng có một sự thật trong tâm thức đầy ẩn mật của tác giả)(2). Mà lại làm nên sự ngạc nhiên bởi sự chọn lựa cách viết rất mới mẻ, trẻ trung về một ký ức xưa cũ. Ngạc nhiên, bởi tác giả đã qua tuổi bát tuần.

Thậm chí có thể có ý kiến nhầm lẫn cho rằng lối viết có điểm “tự nhiên chủ nghĩa” (như giai đoạn trước cách mạng). Do vậy, càng cần khẳng định sự tìm tòi của tác giả trong cách thể hiện tác phẩm này là một nỗ lực đáng kinh ngạc.

Ông vẫn “lội dòng” theo kịp với cách viết mới ( mà nhiều nhà văn trẻ ngày nay chưa làm được), điều này gợi tới lối viết hậu duy nhiên (Postnaturaliste), cách viết có tính  “giải thể” lối viết cũ, đưa cái nhìn “lâm sàng” để lột trần cái ký ức “mờ mờ tỏ tỏ” mà tác giả đã mang theo hơn nửa thế kỷ.

Chính những giày vò, trăn trở, khổ tâm từ những thảm trạng kinh hồn thuở nào, vẫn âm ỉ, dền réo ngày một nặng hơn qua chặng đường dài- là dưỡng chất tạo nên tác phẩm này. 

Theo Tiền Phong


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng