• Gợi ý từ khóa:
  • Sách kinh tế, sách giáo dục, sách kỹ năng, văn phòng phẩm, bút, đồ chơi…
Giảm 10%
Hết hàng

A đây rồi Hà Nội 7 món

Mã sản phẩm: 8936056791352

Ngay sau khi vừa ra mắt tiểu thuyết Cậu ấm, nhà văn, nhà báo Trần Chiến lập tức phát hành cuốn A đây rồi Hà Nội 7 món. Sách tập hợp 24 bài viết đã vẽ lại Hà Nội bằng nhiều mảng màu, nét họa khác nhau.  Có những bài viết...
71.000₫
Hết hàng

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Thanh toán Online hoặc khi nhận hàng

Hết hàng


Chi tiết sản phẩm

Ngay sau khi vừa ra mắt tiểu thuyết Cậu ấm, nhà văn, nhà báo Trần Chiến lập tức phát hành cuốn A đây rồi Hà Nội 7 món. Sách tập hợp 24 bài viết đã vẽ lại Hà Nội bằng nhiều mảng màu, nét họa khác nhau. 

Có những bài viết cách đây hơn hai chục năm như Phố và chợ (1991), Hà Thành ẩm thực (1992), bài mới nhất là Hà Nội đáng thương viết năm 2012. Dù thời điểm ra đời lâu, nội dung các bài viết vẫn đầy tính thời sự. Trần Chiến viết: "Thành phố của chúng ta đa sắc thật. Những mảng màu. Những tập người. Những thời khắc... Hệt như cái kính vạn hoa, chỉ nghiêng đi một tí đã thấy khác". Nhưng cái khác của Hà Nội ấy, không phải ai cũng nhận ra được.

Trước nay, tính cách của người Hà Nội vẫn được biết đến với sự thanh lịch. Trần Chiến viết về sự tinh tế của người Tràng An: "Dù từng cá nhân có thể quá khép nép hay quá hài hước, lối tỏ ra của họ có chừng mực, không vồ vập mà ý nhị. [...] Dù rủng rỉnh hay nghèo kiết, họ khá khó tính trong thưởng thức văn học nghệ thuật, ăn uống, mặc chơi. [...] Họ ăn kỹ, bát phở phải có lá mùi, miếng cá đi kèm thì là, rất trọng gia vị, không thích bún riêu thả trứng đèo cả thịt bò với nem tai kẻo mà mất vị tanh đi...".

Không chỉ viết về những nét đẹp, Trần Chiến còn chỉ ra điểm chưa hay trong tính cách người Hà Nội. Ông dẫn chứng, trước những đợt di dân từ nông thôn ào ạt sau năm 1954, bản năng sinh tồn của người tiểu tư sản không mạnh. Thời cải tạo đất, họ thu mình vào nhà trong, lên gác, để lại mặt phố Hàng Ngang, Hàng Đào cho dân mới. Tác giả đánh giá: "Cũng bởi sức đấu tranh kém, ngại va chạm, ít tham vọng, họ thường chọn những chuyên môn như bác sĩ, kỹ thuật, văn nghệ, dạy học... (nhiều khi không chọn mà do lý lịch sắp xếp). Nhưng cũng phải nói là người Hà Nội gốc không có tính cộng đồng mạnh như người Nghệ An, Hà Tĩnh. [...] Có cái gì đó dè dặt trong thái độ sống của họ - dù chưa đến nỗi yếm thế. Họ thích làm việc, có ý tưởng, chính kiến nhưng thiếu hẳn tham vọng, sự chịu đựng lì lợm các sức ép. Sắc sảo trong quan sát nhưng hay xét nét, họ cũng thiếu tính kỷ luật, sự đoàn kết để làm nên thành công".

Không chỉ nhận xét, xác định tính cách Hà Nội, Trần Chiến còn cảm thấy thương mảnh đất mà ông gắn bó. Tác giả viết: "Tôi thường có ý thương Hà Nội". Tác giả thương thành phố chen chúc, nhem nhếch vì rác rưởi. Ông thương thành phố bị phá vỡ cơ cấu dân cư, kèm theo đó là sự mất ổn định các giá trị, nền nếp. Ông cũng thương thành phố đã trở nên vô hồn, bởi đám đông ồn ào kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng họ chỉ coi Hà Nội là một phương tiện chứ không phải là nhà.

Tác giả Trần Chiến sinh ra trong một gia đình có truyền thống tri thức. Cha ông là nhà sử học nổi tiếng Trần Huy Liệu, ông ngoại là học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. Bản thân ông từng trải qua quân ngũ, làm biên tập viên tại nhà xuất bản, rồi trở thành nhà báo. Ông từng xuất bản các tập truyện ngắn như Con bụi, Đường đua, và các tiểu thuyết: Bốn chín chưa qua, Đèn vàng, Cậu ấm. Tập truyện ngắn Con bụi và tập tiểu thuyết Đèn vàng của ông đã hai lần giành giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội (Lam Thu - Vnexpress.net).

Tổng công ty sách Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Lên đầu trang
0 Xem giỏ hàng